Khi chi tiêu quá nhiều, cảm giác trách móc hoặc hối tiếc có thể khiến bạn choáng, thậm chí kìm hãm bạn khỏi các mục tiêu tài chính. Mặt khác, không chi tiêu cho những thứ mang lại niềm vui cho bạn có thể gây cảm giác thiếu thốn…
Làm thế nào để cân bằng?
Chris Browning – nhà phân tích tài chính, host của Podcast Popcorn Finance – đã được nghe rất nhiều các chiến lược sáng tạo để hạn chế chi tiêu. Một trong số cuộc trò chuyện anh yêu thích nhất là Glen James, host của một trong số Podcast tài chính hàng đầu của Úc – My Millennial Money.
Quy tắc chi tiêu 1%: Mua – không mua?
Làm sao vẫn tiêu tiền vào những thứ ta thích mà không “phá sản” mỗi tháng? James chia sẻ về quy tắc chi tiêu 1% của mình, sau khi mua chiếc Apple Watch với giá 1,300$ (khoảng 30 triệu đồng). “Khi thức dậy sáng hôm sau, tôi không hề còn ý định mua một chiếc đồng hồ nào có giá hơn một nghìn đô nữa”. Lập tức anh quyết định “cần quản lý chi tiêu bản thân”.
Quy tắc chi tiêu 1% của James (đừng nhầm với quy tắc 1% trong bất động sản) rất đơn giản: Nếu bạn muốn mua thứ gì đó mà chi phí của nó vượt quá 1% tổng thu nhập 1 năm của bạn, hãy đợi thêm 1 ngày trước khi mua. Hãy tự hỏi bản thân: “Tôi có thực sự cần nó không? Tôi có thực sự sử dụng nó? Tôi sẽ hối hận?”… Nếu sau một đêm ngon giấc, bạn vẫn thấy đó là ý kiến hay thì hãy mua.
Giả sử tổng lương hàng năm của bạn là 60.000 đô-la, và bạn muốn mua một tấm thảm giá 600 đô (1% của 60.000 đô). Bạn cần đợi 1 ngày trước khi quyết định. Ngay cả khi tấm thảm hiện đã cũ, bạn có thể nghĩ “600 đô là quá nhiều và không cần thiết, bạn có thể mua cái gì đó rẻ hơn”.
Tuy nhiên James đề xuất cách chi tiêu 1% này “cho bất kỳ ai kiếm được 200.000 đô trở xuống”/năm. “Nếu bạn đang kiếm được 2 triệu đô/năm, nó có thể không hiệu quả với bạn” – anh tiếp – “Đối với những người có thu nhập siêu cao, 1% lương hàng năm của họ là không đáng kể”.
Mặt khác, 1% cũng có thể là quá nhiều đối với người có thu nhập thấp. Trong trường hợp đó, James đề xuất đặt ra một giới hạn nhỏ hơn: “Bạn có thể thay đổi nó thành quy tắc 0,5%. Tỷ lệ phần trăm nên dựa trên tình hình tài chính, nhu cầu, mục tiêu và ưu tiên của mỗi người”.
Tất nhiên có nhiều biến thể khác của quy tắc chi tiêu, nhiều người đặt giới hạn nghiêm ngặt (không được phép chi nhiều hơn X $ cho một thứ gì đó). Phiên bản của James độc đáo vì nó “giống như trạm kiểm soát tinh thần” – một lời nhắc nhở hãy nghĩ trước khi hành động, thiết lập ranh giới và xác định các điểm kích hoạt trong chi tiêu sao cho hợp lý nhất.
“Có thể bạn muốn tiết kiệm để mua nhà hoặc nghỉ hưu sớm. Con người ta hơn nhau ở cái đầu lạnh khi đối diện với các quầy hàng hoặc trang thanh toán trực tuyến. Vì vậy, nếu có thể hạn chế chi tiêu, bạn có thể tiết kiệm và đạt mục tiêu nhanh hơn”.
Quy tắc 1% không dành cho tất cả mọi người. Chỉ cần nhớ rằng chiến lược tốt nhất để quản lý tiền là chiến lược đủ đơn giản, phù hợp để gắn bó với bạn trong nhiều năm.
Như Nguyễn (Cafebiz)
4 “nguyên tắc vàng” về tiền bạc dành cho Cơ đốc nhân:
- Thay “của tôi” bằng “thuộc về Chúa”
- Thay “bạn chỉ sống 1 lần!” bằng “bạn sống tốt hơn với sự khôn ngoan”
- Thay “đừng bảo con phải làm gì” bằng “con tin cậy kế hoạch của Chúa”
- Thay “tiền sẽ giải quyết vấn đề của tôi” bằng “biết ơn những gì tôi có”.
Lời Chúa dạy: “Châu báu và dầu ở trong nhà người khôn ngoan; nhưng kẻ ngu dại ăn tiêu hết” (Châm ngôn 21:20); “Người giàu cai trị kẻ nghèo, và kẻ nào vay mượn là đầy tớ của kẻ cho mượn” (Châm ngôn 22:7)
Muối & Ánh sáng
(Ảnh: Unsplash)