Chỉ số vượt khó – lạ mà quen
Năm 1997, Paul G. Stoltz đưa ra chỉ số AQ thể hiện khả năng, cách thức đáp ứng trước khó khăn, thay đổi, thử thách. AQ là yếu tố dự báo thành công, khả năng chịu căng thẳng, hiệu suất, chấp nhận rủi ro; khả năng thay đổi, năng suất, sự kiên trì, cải tiến, năng lượng và sức khỏe của một người.
Thông thường chỉ số AQ được đo bằng phương pháp ARP: Adversity Response Profile – bộ câu hỏi xây dựng dựa trên 4 tiêu chí CORE: C = Control; O = Origin & Ownership; R = Reach; E = Endurance.
- Control: Mức độ ảnh hưởng của bạn đến tình huống/nhận thức quyền kiểm soát bạn có để vượt khó.
- Origin & Ownership: Ai, điều gì là nguyên nhân của khó khăn?/Đến mức độ nào đạt kết quả?/ Mức độ nào thì tự chịu trách nhiệm?
- Reach: Khoảng cách giữa hậu quả của tình huống này tới các khía cạnh khác trong công việc, cuộc sống/Đến mức độ nào khó khăn sẽ vượt tầm kiểm soát của bạn.
- Endurance: Khó khăn sẽ kéo dài bao lâu?/Nguyên nhân gần nhất kéo dài bao lâu?
AQ – ‘kháng thể’ cho người đi làm thời covid
Thử đặt câu hỏi, ở thời điểm dịch bệnh, đa số các doanh nghiệp (DN) và tổ chức đều gặp khó khăn, người đi làm cũng chịu ảnh hưởng. Hậu quả có thể bị giảm giờ làm, giảm lương, thậm chí phải nghỉ việc hoặc làm việc tại nhà, áp lực cao…
Có thể nói, chỉ số AQ cao sẽ có nhiều ‘kháng thể’ để vượt khó, tiếp bước đi lên. Hiểu đơn giản nếu chỉ số vượt khó cao, người đi làm bình tĩnh đón nhận khó khăn trong công việc, kiên trì, cải thiện khó khăn, tạo hiệu suất làm việc cao nhất có thể.
Trong bối cảnh khó khăn chung, bất kỳ công ty nào trên thế giới có nhân viên hòa nhã, kiên định – cánh tay đắc lực của ban lãnh đạo – sẽ tạo ra nền móng vững chắc để công ty đứng vững trước biến cố.
Vậy, cách để biến khó khăn thành cơ hội là DN/tổ chức cần tăng cường ‘kháng thể’ cho người đi làm, nâng cao hiệu suất làm việc chung:
1. Điều chỉnh tư duy: Tập trung thiết kế suy nghĩ tích cực thay cho suy nghĩ tiêu cực, khuyến khích họ cùng công ty vượt khó, hướng đến những điều mới mẻ, tốt đẹp.
2. Ít phản ứng, đáp ứng nhiều hơn: Đừng quá áp đặt người đi làm khi hết giờ làm việc, những công việc ngoài khả năng họ khi làm việc từ xa. Giữ không khí thoải mái từ những cuộc họp đến brainstorm… phản ứng thông minh, cẩn trọng với nhân viên kém hiệu quả khi làm việc từ xa.
* Đối với Cơ đốc nhân, Lời Chúa dạy: “Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời” (Phi-líp 4:6); “Hãy trông đợi Đức Giê-hô-va; hãy mạnh mẽ và can đảm! Phải, hãy trông đợi Đức Giê-hô-va!” (Thi thiên 27:14)
An Minh
(Nguồn: Anphabe; Ảnh: Unsplash)