Đây cũng là lý do tại sao ‘Bài giảng trên núi’ (Ma-thi-ơ 5-7) của Chúa Jesus luôn thu hút tôi. Chúa tập hợp một ‘đội ngũ lãnh đạo’ của Ngài, một nhóm bao gồm ngư dân, nhà chính trị, người thu thuế… và trình bày, tuyên bố về tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị tương đương cho một ‘liên doanh’ mới của họ.
Gần như mọi CEO (Giám đốc điều hành) tôi biết đều dành thời gian mỗi năm, kết nối với đội ngũ cấp cao của mình về những hạng mục quan trọng nhằm định hướng doanh nghiệp họ. Giống như các Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang hàng năm trước toàn quốc, các nhà lãnh đạo cũng cần thường xuyên trình bày ‘Thông điệp kinh doanh’, nêu rõ “Ai, tại sao, cái gì, khi nào, như thế nào…” cho tổ chức của mình.
Tôi đã dành phần lớn đời mình để suy ngẫm về 3 chương trong Phúc Âm Ma-thi-ơ, dành khoảng 2 năm nghiên cứu chúng cách kỹ lưỡng, và đồng tình với tác giả Philip Yancey: “Nếu không hiểu lời dạy này, tôi không hiểu được Chúa”.
Và dưới đây là 10 tôi điều rút ra từ ‘Bài giảng trên núi’ dành cho giới kinh doanh và cả nghề nghiệp:
1. Không một câu nào chứa đựng tất cả ý tưởng của Chúa về bất kỳ chủ đề nào. Nói cách khác, tôi cần tìm hiểu tất cả những gì Kinh Thánh nói về một chủ đề nhất định, để nắm bắt chính xác suy nghĩ của Chúa về chủ đề đó.
2. Ảnh hưởng lớn và lâu dài của Vương quốc Chúa thường đòi hỏi bạn phải điều chỉnh cách tiếp cận với khán giả. Chúa Jesus đã có ít nhất 4 khán giả trong suốt chức vụ của Ngài, mỗi người một cách tiếp cận, cụ thể: Người ngoài cuộc không quan tâm; Người quan sát quan tâm; Người học tập tận tâm và Những trái tim đói khát.
3. Phúc Âm đi trên con đường của các mối quan hệ quan tâm và đích thực. Một đời sống có tác động lớn nhất đến Vương quốc Chúa là đời sống bày tỏ sự cứu chuộc và ân điển Ngài, có mối quan hệ đích thực với Ngài. Không ai muốn trở thành một ‘dự án’, một ‘điểm nhấn’ của ai đó.
4. Ảnh hưởng lâu dài liên quan nhiều đến việc bạn ‘là ai’ hơn bạn ‘làm gì’. Có lẽ đây là lý do tại sao Chúa Jesus bắt đầu bài giảng của Ngài với thái độ HÃY LÀM – tôi phải ‘là ai’ trước, sau đó là tôi ‘phải làm’ gì.
5. Cách tôi đón nhận xác định cách tôi hiểu Lời Chúa. Cách tôi nhìn nhận Phúc Âm quyết định cách tôi tiếp cận, dấn thân với tư cách người theo Chúa. Người theo Chúa áp dụng Phúc Âm vào ‘nền văn hóa’ của họ theo một trong 4 cách: Chúa Jesus chống lại văn hóa => rút lui; Chúa Jesus chính là văn hóa => chấp nhận; Chúa Jesus trên cả văn hóa => nhiệm vụ; Chúa Jesus biến đổi văn hóa => ảnh hưởng (tác giả H. Richard Niebuhr lần đầu nắm bắt được những khác biệt này trong tác phẩm kinh điển của ông: ‘Chúa Jesus và văn hóa’).
6. Chúa Jesus chuyển hướng tiêu chuẩn công chính từ hành động (bên ngoài) cho đến tấm lòng (bên trong). Công chính thực sự không bao giờ chỉ dành cho việc thực hành, hướng ngoại. Chúa Jesus luôn muốn đức tin ta là cuộc hành trình dựa trên tấm lòng và sự biến đổi tấm lòng.
7. Chúa mong đợi Phúc Âm thật (sự công chính từ trong ra ngoài) sẽ chạm đến, biến đổi mọi thứ về ta. Công tác cứu chuộc của Ngài ảnh hưởng đến từng chi tiết trong cuộc sống và công việc của ta.
8. Nếu Chúa Jesus chỉ quan tâm đến những thứ có giá trị thấp hơn (chim, hoa…), tại sao tôi lại lo lắng rằng Ngài sẽ không chăm sóc cho tôi – sự sáng tạo vĩ đại nhất của Ngài?
9. Tính xác thực là cần thiết nhưng khó đạt. Vẻ bề ngoài không phải lúc nào cũng phản ánh động cơ, mong muốn bên trong ta.
10. Tôi phải làm việc cho cuộc sống chính mình với cường độ cao nhất có thể. Khi đó, tôi có thể tin cậy Chúa sẽ giải quyết những vấn đề, những khuyết điểm tôi thấy ở người khác.
Câu hỏi suy ngẫm/thảo luận
1. Bạn có nghĩ điều quan trọng nhất là các lãnh đạo cấp cao không chỉ hiểu, mà còn phải truyền đạt một cách hiệu quả sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của công ty, tổ chức – ‘Cái gì’, ‘Như thế nào’ và ‘Tại sao’ nhằm hướng dẫn họ? Giải thích câu trả lời của bạn?
2. Nếu ai đó yêu cầu bạn mô tả, xác định sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị của công ty bạn, bạn trả lời thế nào?
3. Bạn biết rõ ‘Bài giảng trên núi’ của Chúa Jesus chứ? Bạn có đồng ý rằng nhiều nguyên tắc có thể được áp dụng trực tiếp vào các vấn đề, các thách thức mà ta gặp phải hàng ngày trên thương trường? Tại sao có, tại sao không?
4. Theo bạn, điểm nào được tác giả trích dẫn là quan trọng nhất?
Stephen R. Graves
(Nguồn: CBMC International | Nguyên Ân lược dịch | Ảnh: Pixabay | Xem thêm: I Sa-mu-ên 16:7; Giê-rê-mi 31:33, Ma-thi-ơ 5:1-16, 6:1-23, 7:1-14,24-27; II Ti-mô-thê 3:16-17)
THỬ THÁCH TRONG TUẦN
Xây dựng và phát triển các tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị của tổ chức là một chuyện. Nhưng hiểu được sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cá nhân của chúng ta là chuyện khác, và cũng quan trọng không kém.
Tuần này, bạn thử ngồi xuống, cố gắng viết ra những gì bạn coi là sứ mệnh của đời mình; và tầm nhìn bạn có không chỉ cho hiện tại, mà cả tương lai; những giá trị bạn tìm kiếm để sống và làm việc.
Cũng hãy thử tìm một người bạn đáng tin cậy, một nhóm nhỏ – nhóm CBMC của bạn chẳng hạn – nhằm giúp bạn thực hiện việc này.