Thế nhưng điều mình lo lắng nhất là làm sao để nhân viên “xa mặt mà không cách lòng”, khi đợt lockdown này chả biết bao giờ kết thúc; quan trọng hơn, làm sao để vẫn làm việc hiệu quả và nâng cao tinh thần chiến đấu trong một “bình thường mới” với quá nhiều biến động. Từ các nghiên cứu và kinh nghiệm bản thân, mình thấy nhân viên giai đoạn này có 1 số nhu cầu chính sau:
* Được cập nhật:
Về tình hình kinh doanh – tất nhiên – “Công ty làm ăn ra sao trong mùa dịch? Công việc, quyền lợi nhân viên có bị ảnh hưởng?”, rồi bao nhiêu biến động ngoài kia “Hướng ứng phó là gì? Vì sao như vậy?”. Cùng hàng loạt quy định, yêu cầu phòng dịch thay đổi mỗi ngày; “Áp dụng vào quy trình làm việc ra sao? Hướng dẫn tuân thủ và hỗ trợ công việc”… Chưa bao giờ vai trò “bộ lọc thông tin” và “truyền thông minh bạch” từ công ty và người lãnh đạo lại quan trọng như bây giờ.
* Được quan tâm:
Có thể trước đây nhiều người chỉ kỳ vọng công ty như nơi làm việc đúng nghĩa: cung cấp công việc, cơ hội và trả lương. Nhưng hiện hơn bao giờ hết, họ mong mỏi công ty là mái ấm thứ hai: đảm bảo an sinh, sắp xếp tiêm phòng, cứu trợ khó khăn… Và công ty nào, lãnh đạo nào chăm sóc, chia sẻ tốt trong giai đoạn này đều có cơ hội chiếm trọn trái tim người lao động.
* Có tiếng nói:
Làm việc online – một trong số bước quan trọng là – mọi người học cách sắp xếp thời gian họp ngắn để trình bày vấn đề súc tích, tránh tranh cãi lòng vòng. Thế nhưng điều đó cũng tương đương việc trong các cuộc họp, sếp sẽ có xu hướng “chỉ đạo online” nhanh, quyết luyệt. Và nếu để ý, bạn sẽ thấy nhiều nhân viên không có cơ hội nói một tiếng nào trong cuộc họp. Một vài lần thì không sao, nhưng nếu kéo dài, không hiếm bạn sẽ cảm giác mình chỉ là “người vô hình” trong tổ chức. Lãnh đạo cần tinh tế, nhạy cảm với nhu cầu được nói, được ghi nhận ý kiến để tạo giá trị của nhân viên.
* Được giao lưu:
Con người không phải robot mà gặp nhau chỉ để bàn công việc. Trong môi trường văn phòng, mặc bộ đồ mới được đồng nghiệp khen, cùng nhau chit chat khi làm tách cafe sáng… là liều “doping tinh thần” cho một ngày bận rộn… Tất cả những điều đó biến mất khi WFH, nhất là với các tổ chức đông nhân viên nhưng không có hệ thống truyền thông kết nội nội bộ thuận tiện.
Tạo và duy trì cảm giác “giãn cách mà vẫn gần nhau”, là cơ hội để các lãnh đạo giúp nhân viên vượt qua áp lực khi ngồi ở nhà mà vẫn phấn chấn trong công việc…
Thanh Nguyen
(Anphabe; Ảnh: Unsplash)