Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng hầu hết các quốc gia đều thống nhất rằng kinh tế toàn cầu sau đại dịch sẽ rất khác so với trước đây. Các chuyên gia Ấn Độ bình luận: “Thế giới mà chúng ta từng hiểu rõ, quen thuộc nhiều khả năng sẽ trở thành ký ức lịch sử”.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng: “Đại dịch sẽ làm thay đổi trật tự thế giới”. IMF chỉ ra rằng covid đem lại khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ II trở lại đây. Mức độ nghiêm trọng vượt xa khủng hoảng tài chính 2008, vượt cả Đại suy thoái Mỹ 1930.
Phố Wall đánh giá đại dịch khiến GDP toàn cầu mất ít nhất hơn 5.000 tỷ USD. Riêng Mỹ – nền kinh tế hàng đầu thế giới – có khả năng trải qua chu kỳ yếu kém một thời gian dài, và ảnh hưởng đến toàn cầu.
Đến nay, chính phủ Mỹ đã cam kết chi hơn 3.000 tỷ USD để giải cứu nền kinh tế. Tuy nhiên, số ca lây nhiễm vẫn tiếp tục tăng, trong khi các chương trình cứu trợ sắp kết thúc.
Và sức khỏe của nền kinh tế Mỹ là vấn đề rất lớn đối với thế giới, vì nó chiếm khoảng 1/4 GDP toàn cầu. Người Mỹ mất việc đồng nghĩa với chi tiêu giảm, nhập khẩu giảm, và đầu tư vào sản xuất… lao dốc. Nhập khẩu Mỹ 5 tháng đầu năm giảm trên 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Đức xuất khẩu sang Mỹ giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu ô-tô lao dốc 24%. Các chuyên gia cho rằng tình trạng ảm đạm này sẽ tiếp diễn. IMF dự đoán GDP Mỹ sẽ giảm 6,6% trong năm nay.
Còn TQ – nền kinh tế thứ II thế giới – sẽ thế nào? Nhà phân tích Cary Huang của tờ SCMP nhận định TQ sẽ trả một cái giá đắt sau covid và đánh mất sức ảnh hưởng toàn cầu.
Như nhiều thảm họa trong lịch sử nhân loại, covid tác động lên cục diện địa chính trị toàn cầu. Nhiều thay đổi chắc chắn sẽ xảy ra, liệu TQ sẽ ra sao sau cuộc chiến quyền lực với Mỹ?
Cho đến giờ, TQ vẫn tỏ ra ổn hơn các nền kinh tế lớn khác nhờ khống chế dịch thành công, và được dự báo sẽ phục hồi phần nào trong quý II, trong khi Mỹ có vẻ tệ hơn trong giai đoạn này.
Nhìn chung, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ giảm #3% trong năm 2020, nghiêm trọng nhất kể từ giai đoạn Đại khủng hoảng thập niên 1930.
Tóm lại, thế giới hậu covid vẫn ẩn chứa đầy bất trắc và thách thức dành cho TQ. Đại dịch covid cùng với cuộc cạnh tranh kinh tế-thương mại Mỹ – Trung xảy ra vào giai đoạn kinh tế TQ tăng trưởng chậm nhất.
Xu hướng trên càng tăng tốc từ khi Tổng thống Trump phát động cuộc chiến thuế quan với Bắc Kinh năm 2018. TQ tăng trưởng 6,1% năm ngoái, thấp nhất kể từ năm 1990 – trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ, con số năm nay sẽ còn thấp hơn.
Hiện tại Mỹ đang duy trì thuế trừng phạt đối với gần 2/3 hàng xuất khẩu của TQ. Bắc Kinh sẽ nhận ra một thế giới rất khác, một thế giới thống trị bởi nghị trình kinh tế “thoát Trung”, khi những tranh cãi về nguồn gốc virus và yêu cầu bồi thường của Mỹ và các nước khác.
Covid gia tăng và tái phát càng làm chậm quá trình phục hồi kinh tế của khu vực đồng euro. Các cuộc suy thoái toàn khối có thể kéo dài đến năm 2021, khả năng bất ổn trong kinh doanh và xã hội tăng cao.
Nền kinh tế khu vực đồng euro giảm 12,1% trong quý II/2020, theo dữ liệu của Eurostat công bố ngày 31/7, cho thấy mức giảm là 47,8%. Hoạt động kinh tế quý III có thể tốt hơn một chút từ khi các chính phủ Châu Âu bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp khóa tài khoản vào giữa tháng 5. Các gói kích cầu kinh tế gần đây của chính phủ sẽ giúp tiêu dùng trong nước cải thiện, dù thương mại có thể phục hồi chậm hơn do suy thoái toàn cầu.
Nhưng các trường hợp covid tái nhiễm và gia tăng hiện đang buộc các chính phủ phải tái áp dụng các biện pháp kiểm dịch, giãn cách xã hội… sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế trong tương lai.
“Thế giới sẽ đối diện với nhiều tháng, thậm chí nhiều năm rất khó khăn, khi các ca lây nhiễm vẫn còn” – IMF nhận định – và cho rằng bất ổn xã hội leo thang do đói nghèo sẽ là một trong số rủi ro lớn nhất của kinh tế toàn cầu.
Cũng theo IMF, thách thức lớn nhất đối với kinh tế thế giới thời gian tới có phần phụ thuộc vào kinh tế Mỹ; vì nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ trượt dốc sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu.
Sự không chắc chắn về tương lai dẫn đến nguy cơ phá sản, khủng hoảng tài chính, bất ổn xã hội… sẽ vẫn cao trong thời gian tới. Từ cuối tháng 7/2020, Ban giám sát Ngân hàng Trung ương Châu Âu cảnh báo các ngân hàng trong khu vực đồng euro có thể gặp khó khăn nếu suy thoái vẫn tiếp tục và ngày càng sâu sắc – gửi một tín hiệu tiêu cực đến thị trường.
Và điều kiện kinh tế tệ hơn đã dẫn đến các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Bulgaria và Serbia. Đối với các nước Tây Âu, khả năng xảy ra bất ổn xã hội sẽ tăng trong quý II. Gần đây, các công ty lớn như Ryanair của Ireland, Renault và Air France của Pháp, Lufthansa và Thyssenkrupp của Đức – đều thông báo cắt giảm việc làm. Hàng trăm nghìn công ty vừa và nhỏ khắp châu Âu cũng đã đóng cửa.
Để đảm bảo các doanh nghiệp có thể tồn tại lâu hơn cuộc khủng hoảng hiện tại, các chính phủ sẽ buộc phải tăng cường hỗ trợ các tập đoàn ở mọi quy mô, hoặc thậm chí khả năng xem xét nắm giữ cổ phần… Tuy nhiên, những nỗ lực kích thích tốn kém như vậy sẽ đến vào thời điểm thâm hụt và mức nợ của các chính phủ EU tăng lên.
Đối với Nhật, tốc độ phục hồi kinh tế cũng gắn chặt với sức khỏe của nền kinh tế Mỹ: “Sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản sẽ bị trì hoãn nếu dịch vẫn hoành hành tại Mỹ, và xuất khẩu từ các nước châu Á sang Mỹ không tăng trở lại” – nhà kinh tế Hideo Kumano nhấn mạnh.
Ngân hàng Canada bi quan hơn khi cho rằng GDP Mỹ có thể lao dốc tới 8,1% – sẽ là cơn ác mộng với Canada – bởi 75% hàng xuất khẩu của nước này tới Mỹ. Tại biên giới phía nam nước Mỹ, Mexico cũng đang chật vật vì số ca nhiễm mỗi ngày; dự báo GDP Mexico sẽ giảm 10% trong năm nay.
Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador hy vọng thỏa thuận thương mại ba bên giữa Mỹ, Mexico và Canada – có hiệu lực từ tháng 7 – sẽ thúc đẩy đầu tư và kinh doanh Mexico. Tuy nhiên, việc người Mỹ mất việc, giảm thu nhập sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tiêu thụ toàn cầu. Nhà kinh tế Elizabeth Crofoot khẳng định: “Chúng ta đang tiến 1 bước nhưng lùi 2 bước”.
Bạn có thể không hiểu, không ai có tất cả các câu trả lời, nhưng Cơ đốc nhân – dù thuận hay nghịch cảnh, ‘gặp thời hay không gặp thời’, hãy bám chắc vào hứa ngôn trong Giăng 16:33, Đức Chúa Jesus phán: “Ta đã bảo các con những điều đó, hầu cho các con có lòng bình yên trong Ta. Các con sẽ gặp hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, vì Ta đã thắng thế gian rồi!”. Amen! Hallelujah! Đau khổ, bất công, khủng hoảng, sợ hãi… tồn tại, nhưng chúng ta có thể có hy vọng vào những hứa ngôn vĩnh hằng của Chúa chúng ta!
Hải Đăng
(Nhadautu.vn; Muoi&anhsang edited; Ảnh: Unsplash, EU Neighbours)