Một phẩm chất nổi bật – với tôi (người viết) – có lẽ không xuất hiện ở đầu danh sách của nhiều người: Tình yêu. Điều tôi đang đề cập không phải những gì thường xuất hiện từ đầu: cảm xúc. Tôi đang nói về loại tình yêu giúp hình thành văn hóa doanh nghiệp một cách tích cực.
Bằng văn hóa doanh nghiệp, tôi đang đề cập đến niềm tin, ảnh hưởng đến hành vi, xác định cách nhân viên và quản lý công ty tương tác với nhau. Nghiên cứu đã phát hiện ra 73% nhân viên không tin vào giá trị của tổ chức họ. Trong số 27% còn lại, 77% những người tin vào giá trị của tổ chức không thể áp dụng vào công việc. Đây là sự ‘ngắt kết nối’ nghiêm trọng giữa nhân viên và người sử dụng lao động, làm hạn chế năng suất.
Tình yêu – loại nỗ lực đặt nhu cầu, lợi ích người khác lên hàng đầu, tìm kiếm điều tốt nhất của họ – có thể tạo khác biệt, thậm chí thay đổi hoàn toàn văn hóa một tổ chức. Một quyển sách của tôi, trong đó tình yêu như một phương pháp quản lý và sức mạnh của nó trong công việc. Dưới đây là một trong số đó:
+ Về mặt đạo đức: Được đối xử yêu thương, đồng nghiệp cảm thấy hài lòng trong công việc tăng lên.
+ Về mặt xã hội: Nhân viên được yêu thương sẽ trách nhiệm hơn, trở thành người quản lý thời gian và nguồn lực tốt, kết quả ngày càng tốt hơn.
+ Hiệu suất: Nhân viên được yêu thương có động lực cống hiến hết mình cho sứ mệnh của tổ chức, mang lại lợi ích cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.
+ Sự hài lòng: Hài lòng trong công việc được cải thiện dẫn đến việc đáp ứng thỏa đáng hơn nhu cầu của khách hàng.
+ Hoàn vốn: Đây là hiệu quả ròng ngày càng tăng của một lực lượng lao động năng suất được đối xử tốt.
Tất cả những điều trên dẫn đến lợi ích lớn nhất: Tinh thần. Yêu như một phương pháp quản lý, không phải một cụm từ hay chiến lược thông minh do nhà tư vấn quản lý thiết kế. Nó có trong Kinh Thánh, nhằm mục đích mang lại lợi ích cho con người, quan trọng nhất là hướng về Chúa – nguồn yêu thương tối thượng. Hãy xem xét những điều sau:
1. Yêu thương – trọng tâm của mọi việc:
Khi còn ở thế gian, Chúa Jesus đã dạy rằng tình yêu thương phải là trọng tâm trong mọi việc ta làm. “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi” (Ma-thi-ơ 22:36)
2. Yêu thương – đặt người khác lên hàng đầu:
Tình yêu hiện đại đặt trọng tâm vào bản thân – những gì ta có thể đạt được. Tình yêu Kinh Thánh mô tả không phải tình yêu tư lợi. “Yêu thương là kiên nhẫn, nhâ từ, không ghen tị, không khoe khoang, không thô lỗ, không dễ giận, không chấp nhất sai sót… Nhưng bây giờ còn lại ba điều này: đức tin, hy vọng, yêu thương. Nhưng trên hết là tình yêu thương” (I Cô-rinh-tô 13:4-13)
3. Yêu thương – ước muốn của Chúa dành cho ta:
Chúa Jesus nói với các môn đồ trước khi bị phản bội, bị xét xử, bị đóng đinh: “Ta ban cho các con một điều răn mới. Đó là các con hãy yêu thương nhau. Như Ta đã yêu các con thể nào, các con cũng phải yêu nhau thể ấy. Nhờ đó, mọi người sẽ nhận biết các con là môn đồ Ta…” (Ga 13,34-35)
Câu hỏi suy ngẫm/thảo luận
1. Nếu phải mô tả ‘bí quyết’ để lãnh đạo hiệu quả, bạn nghĩ những đặc điểm, phẩm chất nào là cần thiết?
2. Khi nghe từ ‘tình yêu’, suy nghĩ nào hiện lên trong đầu bạn? Bạn nghĩ gì về ý tưởng thể hiện tình yêu thương ở nơi làm việc?
3. Bạn có nghĩ tình yêu – như tác giả mô tả trong bài này – có ý nghĩa ở nơi làm việc không? Tại sao có, tại sao không?
4. Bạn nghĩ sẽ có tác động gì khi áp dụng triết lý này – tình yêu như một phương pháp quản lý – nơi làm việc? Theo bạn, sẽ có sự khác biệt gì?
John Johnson
(Doanh nhân, nhà thiện nguyện, tác giả quyền ‘Love As a Management Practice’ (LAMP), được phát triển thành Giáo trình dành cho lãnh đạo doanh nghiệp, thành viên tích cực của CBMC trong nhiều năm)
(Nguồn: CBMC International | Nguyên Ân lược dịch | Ảnh: Pixabay | Xem thêm: Thi Thiên 136:1; Ma-thi-ơ 5:16; Mác 12:33; Giăng 15:9; Ga-la-ti 5:6; I Giăng 2:7-10)
THỬ THÁCH TUẦN NÀY
Trong tuần, hãy dành thời gian suy ngẫm về cách bạn tương tác với người khác ở nơi làm việc: nhân viên, đồng nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp… Hãy trung thực đánh giá thái độ của bạn với họ. Bạn có nghĩ mình thể hiện tình yêu thương với họ như trong bài này?
Có thể hữu ích nếu bạn hỏi ai đó biết rõ về bạn xem họ nghĩ gì? Họ có coi bạn là người quan tâm đến người khác, luôn tìm kiếm lợi ích tốt nhất cho đồng nghiệp, đối tác? Dựa trên kết luận của bạn, bạn có thể thay đổi thế nào nếu bạn xác định thay đổi là cần thiết?