Gần đây, cô cũng làm điều tương tự với những người bồi bàn, vì nhận thấy nhiều người trong số họ làm việc quá tải. Và Kathy có rất nhiều cơ hội để sử dụng ‘món quà truyền lửa’ của mình.
Sau khi cảm ơn về sự phục vụ, Kathy luôn tìm thấy điều gì đó để khen ngợi, khuyến khích họ. Và khi rời đi, chúng tôi có thêm một người bạn mới, đôi bên tràn ngập niềm vui!
Bạn từng làm điều tương tự, hay chỉ là người thụ hưởng lòng tốt của người khác? Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu việc nâng đỡ con người bằng lời nói được các công ty, tổ chức… toàn cầu áp dụng, biến nó thành quy tắc ứng xử chứ không phải ngoại lệ?
Thị trường hiện lao động hiện tại có nhiều nơi thiếu người, vì nhân viên, công nhân… ở đó liên tục cảm thấy căng thẳng. Chán nản, thất vọng, tức giận, lo lắng… là cảm xúc phổ biến ở nhiều môi trường làm việc. Đáng buồn thay, triết lý phổ biến của nhiều người là: “Nếu không chắc mình nói gì hay, tốt hơn hết đừng nói gì cả!”
Triết lý đó không phù hợp trong môi trường làm việc. Thay vào đó, nên biến ngày nào cũng là ngày tốt để chủ động nói lời dễ chịu, khích lệ người khác.
“Chúng ta có thể không thay đổi được cả xã hội nói chung, nhưng có thể tạo sự khác biệt nơi ta làm việc hàng ngày”.
Dưới đây là một số điều Lời Chúa dạy trong Châm ngôn về sức mạnh diệu kỳ của lời dịu dàng, dễ nghe:
Nhiều người khi được hỏi “Bạn thế nào?” họ có thể đáp ngay “Tôi ổn”, nhưng thực tế ngược lại, sâu thẳm bên trong họ là buồn bã, tổn thương… Bạn có thể dùng Lời Chúa khuyên họ: “Lòng vui mừng vốn phương thuốc hay, còn trí nao sờn làm xương cốt khô héo” (17:22)
Lời tử tế mang lại sự chữa lành, nó có nhiều tác dụng tốt hơn ta nghĩ. “Sự lo âu trong lòng làm con người suy sụp, nhưng một lời lành khiến lòng vui vẻ” (12:25). “Lời nói êm dịu như tàng ong, ngọt ngào cho tâm hồn và chữa lành xương cốt” (16:24)
“Thức ăn nuôi dưỡng thể chất, và lời khích lệ nuôi dưỡng tình cảm, tâm, hồn. Có lẽ hơn bao giờ hết, mọi người ở nơi làm việc đang khao khát được khuyến khích và thấu hiểu thực sự”.
“Lưỡi người công chính như bạc quý, lòng kẻ ác gian chẳng đáng giá gì. Môi người công chính nuôi sống nhiều người, còn kẻ ngu dại chết vì thiếu hiểu biết” (10:20-21)
Lời của chúng ta giá trị như công việc của mình. Ở nơi làm việc, ta thường đánh giá người khác dựa trên chất lượng công việc. Nhưng tác động của những lời chia sẻ, bày tỏ cho nhau giá trị, quan trọng không thể đo đếm được. “Một người sẽ được đầy tràn phước hạnh nhờ kết quả của môi miệng mình, và mỗi người sẽ được báo trả tùy theo việc tay mình đã làm” (12:14)
Câu hỏi suy ngẫm/thảo luận:
1. Những lời tử tế nào, của ai đã từng giúp đỡ, nâng tinh thần bạn khi bạn đang trong giai đoạn tồi tệ? Trải nghiệm đó thế nào đối với bạn?
2. Bạn từng cố gắng động viên người khác một cách tự nhiên? Điều đó dễ hay khó? Tại sao dễ, tại sao khó?
3. Bạn sẽ tạo khác biệt gì nơi làm việc? Bạn sẽ dùng những từ ngữ động viên, khuyến khích nào với bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, sếp…?
4. Bạn sẽ luôn chọn nói lời khích lệ, nâng đỡ mọi người dù trong hay ngoài nơi làm việc: trong nhà hàng, khách sạn, quán ăn…? Cá nhân cụ thể nào từng được bạn khích lệ?
Rick Boxx
(Nguồn: CBMC International // Thảo Phạm lược dịch // Ảnh: Pixabay)
Xem thêm: Châm ngôn 10:32, 12:18, 15:1,4, 16:21, 17:27, 18:20, 20:15, 22:11