Đó là bản chất của mối quan hệ quyền lực giữa quyền hạn với cấp dưới. Các lãnh đạo có thể không nhận ra rằng họ đã đối xử bất công, sai trái với mọi người. Có lẽ cách thức thi hành quyền lực đã gây lo lắng, bối rối ngoài ý muốn.
Và, vấn đề lớn nhất của các lãnh đạo có lẽ là thiếu tự giác. Không chỉ các lãnh đạo, mà không ít người trong chúng ta thiếu ý thức bản thân.
Tuy nhiên, là Cơ đốc nhân, Kinh Thánh cảnh báo hãy tự nhận thức. Đức Chúa Jesus phán: “Các con hãy giữ lấy mình. Nếu anh em con phạm tội, hãy quở trách! Nếu họ ăn năn, hãy tha thứ!“ (Lu-ca 17:3)
“Đức Chúa Trời ôi! Xin tra xét con và biết lòng con; xin thử nghiệm con và biết tư tưởng con; thử xem con có lối ác nào không, và dẫn con vào con đường đời đời” (Thi thiên 139:23-24)
Vua Đa-vít sau khi ngoại tình và giết chồng của Bathsheba, không ai dám nói rằng ông đã sai, cứ thế, ông tiếp tục làm như thể mình không sai, cho đến khi Chúa sai tiên tri Nathan đến (II Sa-mu-ên 11:1-27)
Ngay cả khi Nathan đến, ông cũng phải rào đón bằng câu chuyện ngụ ngôn chứ không dám nói thẳng với vua. Thông thường cấp dưới cảm thấy khó nói ra cảm giác thật của họ. Vì vậy, các nhà lãnh đạo cần làm gì để thuộc cấp của mình có thể góp ý, nhận xét… và bản thân mình có thể tự nhận thức? Dưới đây là 3 cách.
1. Mời phản hồi
Cần mời đồng nghiệp, cấp dưới chia sẻ, phản hồi trung thực, thiện chí ý kiến của họ về ta; phát tín hiệu ‘an toàn’ để mọi người có thể trung thực; đồng thời người lãnh đạo nên tích cực lắng nghe, không phán xét…
Đánh giá cao phản hồi của họ, cẩn thận xem xét và trả lời sau đó.
2. Trung thực
Cần phát triển văn hóa trung thực trong công ty, công xưởng, nhà máy… khuyến khích các thành viên trong nhóm tin tưởng lẫn nhau, nhằm chia sẻ phản hồi một cách thiện chí vì sự phát triển chung. Muốn vậy, bản thân mình cần trung thực trước hết.
Dĩ nhiên trung thực không phải là bộc lộ mọi cảm xúc, suy nghĩ, kiểu trình diễn, phô trương, mà là bước ra khỏi vỏ bọc, thừa nhận điểm yếu, sai lầm của mình, sống thật với chính mình, chia sẻ một cách có trách nhiệm về bản thân trong tình huống thích hợp, nhằm tạo tâm lý an toàn, giúp mọi người có thể giao tiếp chân thành với nhau.
3. Người hòa giải
Nếu đã có lần đối xử không công bằng, vô tình với đồng nghiệp… nhà lãnh đạo cần tìm sự tha thứ, hòa giải. Đó là đức tính cơ bản của Cơ đốc nhân, là nhân chứng cho Phúc Âm của Chúa.
Hòa giải với người là điều kiện cần để có mối tương giao với Đức Chúa Trời: “Nhưng Ta bảo các con: Ai giận anh em mình cũng đáng bị tòa án xét xử; ai mắng anh em mình là ‘ngu xuẩn’ thì đáng bị Hội đồng Công luận xét xử; ai mắng anh em mình là khùng điên thì đáng bị lửa hỏa ngục trừng phạt. Vì vậy, khi con đem lễ vật dâng nơi bàn thờ mà chợt nhớ người anh em mình đang có điều gì nghịch với mình, hãy để lễ vật trước bàn thờ, trở về giải hòa với anh em trước đã, rồi hãy đến dâng tế lễ” (Ma-thi-ơ 5:22-24)
Hòa giải là tái thiết lập thẩm quyền đạo đức vì một mục đích chung. Hòa giải cũng là nhiệm vụ, như Đấng Christ đã chết trên thập giá để chúng ta được hòa giải với đức Chúa Trời (II Cô-rinh-tô 5: 11-21). Nên một nhà lãnh đạo Cơ đốc cần:
+ Truyền đạt, chỉ đạo, hướng dẫn rõ ràng
+ Biết lắng nghe
+ Không quản lý kiểu vi mô, nhưng hướng dẫn đầy đủ khi cần
+ Tìm kiếm và coi trọng ý kiến của thuộc cấp
+ Khuyến khích và xây dựng đội ngũ để thành công
+ Làm những gì đúng đắn, chính trực
+ Bênh vực cái đúng, cái phù hợp trong tổ chức
+ Đảm bảo đời sống, sức khỏe, tinh thần của nhóm được chăm sóc
Tóm lại, Cơ đốc nhân làm lãnh đạo nên tìm cách phục vụ người; sống công chính, khôn ngoan… nhằm bày tỏ Chúa cho người chưa tin.
Là Cơ đốc nhân, trên thập giá, Đức Chúa Jesus đã nhận mọi tội lỗi, sai lầm của ta, làm sao ta lại có thể xét nét, tìm cách bắt lỗi, đổ lỗi cho người khác? Nên Cơ đốc nhân có địa vị, quyền lực nên:
+ Luôn tự nhận thức về bản thân
+ Là nhà lãnh đạo hòa giải, phục vụ người khác, như tấm gương Đức Chúa Jesus – người chăn vì chiên mà phó cả sự sống mình – nên nhà lãnh đạo Cơ đốc cần là người chăn nhơn lành, yêu thương, giúp người khác phát triển trong mục đích của Chúa, phản ánh hình ảnh của Chúa và tấm lòng Ngài.
Thảo Phạm
(Nguồn: Salt & Light Singapore I Ảnh: Churchleaders, Pixabay, Tekton Ministries, PCOC, Crosswalk)