Tương tự, bằng cách này hay cách khác, mỗi người chúng ta đều đang tham gia vào một cuộc săn tìm kho báu, nên chăng chính ta cần định nghĩa kho báu đó là gì. Trong giới kinh doanh và nghề nghiệp, kho báu có thể là doanh thu, lợi nhuận. Một số người coi kho báu là sự nghiệp thành công, thu nhập ngày càng cao…
Với nhiều người khác, ‘kho báu’ chính là theo đuổi danh tiếng, quyền lực. Trong nhiều trường hợp, kho báu không kèm bản đồ để tìm. Trên thực tế nó có thể là một mục tiêu di động. Ví dụ nhiều năm trước, một ông trùm công nghiệp nổi tiếng với khối tài sản khổng lồ khi được hỏi: “Bao nhiêu là đủ?”. Với đôi mắt lấp lánh, ngón cái và ngón trỏ đánh ‘tách’ một cái, ông trả lời: “Thêm một chút nữa thôi!”.
Nếu có ai hỏi ‘kho báu’ của bạn là gì, bạn sẽ trả lời thế nào? Có thể bạn sẽ không có bất kỳ điều nào kể trên. Cũng đó có thể đó là gia đình, nhà cửa, tài sản, tài năng, sở thích nào đó của bạn… Cũng rất có thể bạn không biết kho báu đó là gì.
Khi nói chuyện với đám đông, Chúa Jesus có một cách đơn giản để xác định điều mà ta trân trọng nhất: “Của cải [kho báu] các con ở đâu, thì lòng các con ở đó” (Ma-thi-ơ 6:21). Nói cách khác, đam mê và động lực thúc đẩy bạn làm điều đó mỗi ngày là gì? Đó chính là bản đồ kho báu của bạn.
Chúa cũng cảnh báo: “Các con đừng tích trữ cho mình các kho báu ở dưới đất, là nơi có mối mọt, rỉ sét làm hư nát và kẻ trộm đào ngạch, khoét vách. Nhưng hãy tích trữ kho báu ở trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát và kẻ trộm không đào ngạch, khoét vách lấy đi” (Ma-thi-ơ 6:19-20)
Kho báu nào mối mọt dễ phá hủy? Bất kỳ vật chất nào ta trân trọng như nhà cửa, xe cộ, quần áo, trang sức, phương tiện giải trí… Ngay cả các nhà từ thiện với tên họ được ghi trên các bệnh viện, trường học, công trình công cộng… một ngày nào đó cũng sẽ bị xóa nếu xuất hiện một nhà tài trợ nào đó lớn hơn.
Điều gì có thể được lưu trữ trên trời, những thứ mối mọt không thể phá hủy? Ted DeMoss, một lãnh đạo của CBMC nhiều năm từng nói: “Chỉ 2 thứ tồn tại mãi mãi: Lời Chúa và con người”. Nếu bạn cho điều đó đúng, hãy thực hiện khi điều hành doanh nghiệp, đừng quên tìm cách truyền bá Lời Chúa và tạo ra các ‘di sản’ vĩnh cửu: thay đổi cuộc sống của những người ta gặp, làm việc cùng… bằng cách cho họ biết về Chúa.
Jim Elliot – một trong số 5 nhà truyền giáo bị giết năm 1956 khi cố gắng truyền giáo cho một bộ tộc ở Ecuador – viết trong nhật ký: “Người cho đi những gì mình không thể giữ, để đạt được những gì mình không thể mất không phải kẻ ngốc”.
Ông biết chắc chắn kho báu của mình ở đâu. Không phải thành công, danh tiếng, sự ca ngợi… mà ở việc trung thành phục vụ Chúa. Nhiều năm sau, hầu hết các thành viên của bộ tộc Aucas đó tin nhận Chúa Jesus.
Câu hỏi suy ngẫm/thảo luận
1. Khi nghe từ ‘kho báu’, bạn nghĩ đến điều gì?
2. Nếu bạn từng đi săn kho báu, trải nghiệm đó thế nào? Biết chính xác kho báu mình đang cố gắng tìm kiếm có hữu ích không?
3. Bạn mô tả điều trân trọng nhất trong đời mình thế nào? Điều đó ảnh hưởng như ra sao đến cách bạn sống mỗi ngày, ở nơi làm việc hay thời gian bạn dành cho cá nhân mình?
4. Bạn nghĩ Chúa Jesus có ý gì khi Ngài bảo hãy “tích trữ kho báu ở trên trời”? Ta có thể làm điều đó bằng cách nào? Hiện tại bạn đang làm gì để tích trữ ‘kho báu trên trời’? Giải thích câu trả lời của bạn?
Robert J. Tamasy
(Nguồn: CBMC International | Nguyên Ân lược dịch | Ảnh: Pixabay | Xem thêm: Châm ngôn 23:4; Ma-thi-ơ 6:25-34; 13:44-46; Lu-ca 12:13-21,32-35; Rô-ma 6:23)
THỬ THÁCH TUẦN NÀY
Lúc nào đó trong tuần là thời điểm thích hợp để bạn ‘săn kho báu’ (không phải kho báu bị chôn vùi, mà là cách bạn đánh giá mình một cách trung thực về những điều mình trân trọng nhất trong đời)?
Hãy chia sẻ đánh giá, kết luận của bạn với bạn thân, người cố vấn… và mời họ nhận xét. Họ có thể muốn bạn làm điều tương tự?