Muoivaanhsang – Đây là lần đầu tiên Israel sử dụng tế bào công nghệ nano, cách mạng hóa việc cấy ghép giác mạc, mang lại thị lực cho hàng triệu người.
“Israel đã thực sự làm một cuộc cách mạng trong việc cấy ghép giác mạc” – công ty Công nghệ Sinh học CorNeat vừa tuyên bố trong tuần này.
Với hơn 44.000 ca ghép giác mạc đang thực hiện tại Mỹ mỗi năm, cấy ghép giác mạc được cho là hoạt động y tế phổ biến nhất sau hiến máu.
Ngoài ra, lo ngại về việc lây nhiễm covid trong quá trình thực hiện cũng được chú ý, CorNeat cũng đã đưa ra các biện pháp khắc phục được chấp thuận và bắt đầu thử nghiệm trên người.
Giác mạc là lớp bên ngoài, giúp mắt tập trung ánh sáng để quan sát. Nhưng theo thời gian, nó ngày càng dễ bị tổn thương, dừng tiếp nhận ánh sáng, khiến giảm thị lực và là nguyên nhân gây mù lòa.
Tuy nhiên, từ hơn 1 thế kỷ qua giác mạc đã được thay thế, cấy ghép mới. Nhưng không phải lúc nào cũng thành công, vì thế, CorNeat – lần đầu tiên – đã phát triển giác mạc nhân tạo “tích hợp sinh học”, giúp phục hồi hoàn toàn thị lực bệnh nhân ngay sau khi cấy ghép.
Được biết, thử nghiệm trên người sẽ bắt đầu trong năm nay tại Israel với 10 bệnh nhân khiếm thị do nhiều nguyên nhân, hoặc từng thất bại một hoặc nhiều lần ghép giác mạc trước đây. Thử nghiệm bổ sung sẽ diễn ra cuối năm nay tại 8 bệnh viện hàng đầu, trong đó có Canada và Mỹ.
“Sau thử nghiệm tiền lâm sàng nghiêm ngặt và thành công trên động vật, chúng tôi tự tin, tiếp tục chứng minh tính an toàn, hiệu quả của các thiết bị khi thực hiện trên người” – bác sĩ Gilad Litvin – Giám đốc y tế của CorNeat Vision – nói. “Quy trình cấy ghép này không dựa vào mô của người hiến, nó tương đối đơn giản và mất chưa đến 1 giờ thực hiện. Hy vọng nó sẽ giúp hàng triệu bệnh nhân khiếm thị khắp thế giới” – ông Litvin nói.
Giáo sư David Rootman – bác sĩ nhãn khoa người Canada lừng danh thế giới, đã đào tạo gần 100 chuyên gia giác mạc trên toàn cầu – cho biết: thiết bị mới này đã sẵn sàng cho cuộc ‘cách mạng hóa’ việc ghép giác mạc.
Ông cho biết thêm “Giác mạc nhân tạo mới này có chất lượng quang học vượt trội và phương pháp cấy ghép đơn giản”. Hy vọng nó giúp giảm việc dùng giác mạc hiến tặng. “Giải pháp này hoàn toàn nhân tạo, không phụ thuộc vào mô của người hiến – rất có thể mang mầm bệnh” – ông Rootman nói.
Nguyên Phạm lược dịch
(Nguồn: unitedwithisrael; Ảnh: unsplash)