Việt Nam và Mỹ
Việt Nam (VN) và Mỹ đã vượt qua quá quá khứ để bình thường hóa quan hệ từ năm 1995.
Năm 2000, Bill Clinton trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên thăm VN sau khi chiến tranh kết thúc. Tháng 6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải hội kiến Tổng thống George W.Bush tại Nhà Trắng, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo VN tới Mỹ sau chiến tranh.
VN và Mỹ hiện là đối tác, thương mại hai bên tăng từ 450 triệu USD năm 1994 lên 77 USD/2019. Trong nhiều năm, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN và ngược lại, xuất khẩu phát triển nhanh nhất.
Bất chấp các tác động tiêu cực của đại dịch covid, thương mại 2 bên vẫn tăng gần 10% trong nửa đầu năm nay – 2020.
Trong một thông điệp kỷ niệm 25 năm VN-Mỹ hợp tác, Ngoại trưởng Mỹ – ông Mike Pompeo – cho biết: “Trong 1/4 thế kỷ qua, 2 nước đã xây dựng mối quan hệ đối tác, hữu nghị dựa trên lợi ích chung, tôn trọng lẫn nhau…”.
Năm 2020 có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động đối ngoại của VN, đặc biệt trong chính sách ngoại giao đa phương. VN lần đầu đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Với chủ đề “Gắn kết và đáp ứng” vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, và “VN: Đối tác tin cậy vì hòa bình và bền vững” với tư cách là thành viên không thường trực của UNSC, VN đang làm việc với bạn bè, đối tác quốc tế để thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, nhà nước pháp quyền và nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và tăng cường hơn nữa hợp tác giữa ASEAN và LHQ.
Việt Nam và Biển Đông
Liên quan đến Biển Đông, thời gian qua, VN đã đánh giá đúng tình hình Biển Đông, phản ứng kịp thời và xử lý mạnh mẽ tình hình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước; đang cùng các thành viên ASEAN và các đối tác xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế.
Bộ Ngoại giao VN đã nhiều lần tuyên bố chính sách nhất quán của mình rằng tất cả các tranh chấp quốc tế, bao gồm các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982).
Trung Quốc (TQ) tuyên bố chủ quyền 90% Biển Đông, nhưng ngày 12/7/2016, một ủy ban trọng tài tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague đã đưa ra phán quyết tại Philippines chống lại các yêu sách của TQ ở Biển Đông, rằng “Không có cơ sở pháp lý nào để TQ yêu cầu các quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên bên trong các vùng biển thuộc ‘đường chín đoạn’”.
Gần nhất, một tuyên bố báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ về về ‘Yêu sách Hàng hải ở Biển Đông’ được công bố ngày 13/7/2020, ông Pompeo tuyên bố: “Yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn trái luật, cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát”. Tuyên bố này nhấn mạnh TQ không có căn cứ pháp lý đơn phương áp đặt ý chí của mình đối với khu vực. Bắc Kinh không đưa ra cơ sở pháp lý chặt chẽ nào cho yêu sách ‘Đường 9 đoạn’ ở Biển Đông kể từ khi họ chính thức công bố năm 2009. Mỹ từ lâu đã phản đối yêu sách lãnh thổ của TQ trên Biển Đông, thường xuyên gửi tàu chiến qua các tuyến đường thủy chiến lược để thể hiện quyền tự do hàng hải – theo Reuters.
Kinh tế VN có dấu hiệu tích cực
VN đã nhận được sự khen ngợi của quốc tế vì phản ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với sự bùng phát covid. Mặc dù không tránh khỏi tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng triển vọng phục hồi vẫn khả quan và sáng nhất trong số các quốc gia châu Á.
Vào tháng 7, số liệu do Tổng cục Thống kê VN (GSO) công bố ước tính GDP VN tăng 1,81% trong nửa đầu năm 2020. Con số có vẻ thấp so với tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,76% nửa đầu 2019, nhưng đó là tốc độ tăng trưởng rất tích cực trong thời kỳ đại dịch.
Một số nhà phân tích kinh tế ước tính tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ chậm lại từ 3-4% so với 7,02% của năm ngoái. IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của kinh tế VN xuống 2,7% trong năm nay, và Ngân hàng Thế giới ước tính tăng trưởng 4,9%, nhưng chính phủ VN đặt mục tiêu hơn 5%, rất ấn tượng khi nhìn vào bức tranh kinh tế của các nền kinh tế châu Á.
Các nhà lãnh đạo chính trị VN hồi tháng 5 đã yêu cầu chính phủ sử dụng mọi nguồn lực trong nước để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch. Nếu đạt được mục tiêu, VN sẽ có thể bảo vệ vị thế là nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực từ sau covid.
Mặc dù sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu do covid đang đè nặng lên các doanh nghiệp xuất khẩu VN, nước này được hưởng lợi từ các công ty đang tìm cách đa dạng hóa cơ sở sản xuất của họ khỏi TQ. Theo Ngân hàng Thế giới, các nền tảng kinh tế mạnh mẽ của VN sẽ giúp đất nước phục hồi vào năm 2021, nếu đại dịch tương đối được kiểm soát trong phạm vi quốc gia và toàn cầu. VN đã có vị thế tốt, nắm bắt nhiều hơn chuỗi cung ứng toàn cầu khi các công ty tăng tốc chuyển dịch khỏi TQ do chi phí tăng và chiến tranh thương mại. Các công ty khổng lồ toàn cầu như SamSung Electronics Co., LA Electronics Inc và Intel Corp đã thiết lập các hoạt động lớn ở nước này – theo Bloomberg.
Đại dịch đang là mối đe dọa lớn đối với tất cả các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới nói chung, đặc biệt là về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). VN cũng không ngoại lệ, tính đến tháng 6/2020, cả nước đã giải ngân 8,65 tỷ USD cho các dự án đầu tư nước ngoài, bằng 95,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, thu hút vốn FDI lại tăng 3,1% so với năm ngoái. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư VN, tổng vốn FDI vào VN từ đầu năm nay đến tháng 6 đạt 15,67 tỷ USD, tương đương 84,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có 1.418 dự án mới được cấp phép từ tháng 1 đến tháng 6, với vốn đăng ký 8,44 tỷ USD. FDI là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế VN. Các công ty có vốn FDI chiếm khoảng 70% xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á. Trong số 98 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký dự án mới tại VN trong 6 tháng đầu năm, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất, với 5,44 tỷ USD, chiếm 34,7% tổng số, tiếp theo là Thái Lan với 1,58 tỷ USD (10,1%), tiếp theo là TQ, Nhật, Hàn.
VN xuất siêu 4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2020. Tính đến 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 238,4 tỷ USD, trong đó trị giá xuất khẩu ước đạt 121,21 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm, có 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 86,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Việt Nam và Israel – mối quan hệ tốt đẹp
Năm nay, VN và Israel đánh dấu 27 năm kể từ khi 2 nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 7/1993. Trước đó, Tổng thống Israel – Reuven Rivlin – thăm VN từ tháng 3/2017.
Ngày nay, 2 nước đang thúc đẩy hợp tác nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, giáo dục, công nghệ nông nghiệp, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp… Năm 2019, thương mại 2 chiều giữa VN và Israel đạt gần 1,156 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của VN 774 triệu USD, nhập khẩu đạt 382 triệu USD. Israel trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của VN ở Tây Á, chỉ sau UAE và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong nửa đầu năm nay, kim ngạch thương mại giữa 2 nước đạt 791 triệu USD. Hai bên bắt đầu đàm phán hiệp định thương mại tự từ cuối năm 2015. Đến nay, sau nhiều vòng đàm phán, 2 nước đang đi vào giai đoạn cuối. Người ta có thể hy vọng rằng hiệp định sẽ sớm được thông qua.
Như được viết bởi Báo cáo viễn cảnh của Trung tâm BESA xuất bản tháng 5/2017, Israel đang ngày càng tìm kiếm quan hệ đối tác trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự với các nước trong khu vực Đông Nam Á, và quan hệ với VN nói riêng đang trên đà phát triển – một mối quan hệ hữu nghị rõ ràng giữa các quốc gia, và mối quan hệ giữa Israel – VN có thể sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Chiến lược “xoay sang châu Á” của Thủ tướng Benjamin Netanyahu đang hình thành, và VN đang nổi lên như một đối tác quan trọng.
Thanh Nguyên lược dịch
(Nguồn: Jpost.com; Ảnh: Unsplash)