Một số loại vắc xin khác nhau đã được phát triển với tốc độ kỷ lục, phần lớn do nhiều năm nghiên cứu các chủng vi-rút liên quan và hàng tỷ đô-la đầu tư.
Vào tháng 12/2020, liều vắc-xin đầu tiên đã được thử nghiệm đầy đủ – do Pfizer/BioNTech (Vương quốc Anh) sản xuất. Giờ đây, nhiều loại vắc-xin đã được phép sử dụng trên khắp thế giới, hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia cuộc đua tiêm chủng cho người dân của họ.
Chiến dịch tiêm chủng toàn cầu?
Hiện tại, trung bình trên toàn cầu sử dụng khoảng 4,6 triệu liều mỗi ngày. Chiến lược triển khai vắc-xin khác nhau giữa các quốc gia. Một số ủng hộ việc tiêm chủng cho càng nhiều người càng nhanh càng tốt, số khác cố gắng ưu tiên cho các nhóm dễ bị tổn thương như người cao tuổi, trẻ em…
Các nhà lãnh đạo tại Tổ chức Y tế Thế giới đã nhấn mạnh sự cần thiết của hợp tác quốc tế trong các chiến dịch tiêm chủng, lưu ý rằng một đại dịch toàn cầu đòi hỏi những nỗ lực toàn cầu để chấm dứt nó.
Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam chưa được tiêm chủng?
Ít nhất 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đã bắt đầu triển khai tiêm chủng. Các quốc gia khác nhau có các quy trình khác nhau để phê duyệt vắc-xin, và không phải tất cả các quốc gia đều có thỏa thuận để nhận được vắc-xin từ các nhà sản xuất. Do đó, các quốc gia và vùng lãnh thổ đang ở các giai đoạn khác nhau của chiến dịch tiêm chủng.
Việc đo lường sự tiến bộ của các quốc gia là một thách thức, vì nhiều nước đã tiêm chủng xong liều thứ 1, đang yêu cầu đến liều thứ 2; sự chênh lệch này khiến khó có thể biết có bao nhiêu người đã được chủng ngừa đầy đủ hoặc mới chỉ một phần.
Tuy nhiên, dữ liệu cũng cho thấy tỷ lệ tiêm chủng cho người dân đứng đầu là Gibraltar (thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), thứ nhì là ‘tuyển dân’ Israel (Do Thái); Anh đứng thứ 6, Mỹ thứ 10. Hơn 19 quốc gia Âu, Mỹ, Á… khác, trong đó có Miến Điện (đất nước đang bị vây hãm bởi khói lửa và cả máu của các cuộc biểu tình) và Campuchia, nhưng chưa thấy có Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam.
Thanh Nguyên
(Nguồn: CNN Health & Our World in Data – OWID; Ảnh: Unsplash)