Một sợi xích, dù quấn quanh cổ tay ai đó, có thể kềm chế một con chó hung dữ hay treo một vật nặng, đều không thể phục vụ mục đích của nó nếu một hoặc nhiều mắt xích của nó yếu. Nguyên tắc này cũng đúng với nhiều lĩnh vực của cuộc sống như xây dựng, duy trì các đội mạnh, dù trên sân vận động, trên đấu trường hay thị trường.
Một chân lý khác có thể áp dụng: “Một người không thể tạo nên một đội, nhưng một người có thể phá vỡ một đội”. Nói cách khác, thành viên tài năng nhất của một đội không thể đảm bảo thành công của đội. Nhưng sự thất bại của một cá nhân có thể góp phần rất lớn vào sự sụp đổ của cả đội.
Nhiều năm trước, tôi được đến Brazil tham dự những cuộc họp với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chuyên nghiệp, muốn tìm hiểu cách các đại diện cho Chúa Jesus hiệu quả ở làm việc, qua cách sử dụng các chiến lược của CBMC. Trong một buổi họp, tôi đã lấy môn bóng đá làm ví dụ. Khi tất cả các cầu thủ chơi ở vị trí của mình một cách thống nhất, chiến thắng thường rất có thể. Tuy nhiên, nếu chỉ một cầu thủ không hoàn thành nhiệm vụ – đặc biệt là thủ môn – thì khả năng thất bại rất cao.
Sử dụng phép so sánh đó, tôi giải thích với những người bạn Brazil rằng chìa khóa để hiệu quả trên thương trường không dựa vào một cá nhân, mà là nhận ra những điểm mạnh khác nhau của họ, nhường nhịn những điểm yếu của nhau và xác định, phân công nhiều trách nhiệm khác nhau trong khi phấn đấu hướng tới cùng một mục tiêu: giới thiệu Chúa Jesus là Cứu Chúa cho những người họ gặp ở nơi làm việc, và giúp những người theo Chúa trở thành các môn đồ hiệu quả.
Kinh Thánh dĩ nhiên không phải sách hướng dẫn thể thao, nhưng lại có nói rất nhiều về tầm quan trọng của tinh thần đồng đội. Ví dụ tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong đội. Hãy tưởng tượng nếu những người chơi bộ gõ không thể thực hiện tốt phần của mình trong “1812 Overture” đầy phấn khởi của Tchaikovsky. Hoặc nếu 2 phím đàn piano bị lệch tông nghiêm trọng khi nghệ sĩ piano điêu luyện đang chơi “Moonlight Sonata” của Beethoven. Kết quả thật tệ có phải không? “Thân là một thể thống nhất, dù có nhiều chi thể, nhưng tất cả tạo thành một thân. Cũng vậy với Đấng Christ […] Đức Chúa Trời đã kết hợp các chi thể lại và ban phước để không có sự chia rẽ trong thân” (I Cô-rinh-tô 12:12-31)
+ Luôn hỗ trợ nhau khi cần:
Ngay cả trong một nhóm tốt, mọi thứ không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Một thành viên gặp khó khăn có thể được hưởng lợi từ sự hỗ trợ, động viên của những người khác trong nhóm, “Hai người hơn một, vì họ sẽ được công giá tốt cho công việc của mình. Nếu một người ngã, bạn bè sẽ nâng người đó dậy. Nhưng thương thay cho kẻ ngã mà không ai nâng đỡ ! […] Một sợi dây bện ba tao lấy làm khó đứt” (Truyền đạo 4:9-12)
+ Mỗi người đều có những đóng góp riêng:
Một số thành viên trong nhóm có thể nhận được nhiều sự chú ý hơn, nhưng mỗi người đều có thể đóng góp, từ Giám đốc điều hành đến người bảo vệ. Chúng ta cần tất cả họ. “…Đừng nghĩ quá cao về chính mình, nhưng phải suy nghĩ đúng mực, tùy theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã ban cho từng người. Giống như trong một thân có nhiều chi thể, và các chi thể không có cùng chức năng; cũng vậy, chúng ta tuy nhiều người nhưng chỉ là một thân trong Đấng Christ […] là các chi thể của nhau với các ân tứ khác nhau tùy theo ân điển Chúa ban” (Rô-ma 12:3-6)
Câu hỏi suy ngẫm/thảo luận
1. Bạn có là thành viên của một nhóm ở nơi làm việc, trong thể thao, trong cộng đồng, nơi có một hoặc nhiều thành viên thường không hoàn thành trách nhiệm? Cảm giác đó thế nào? Bạn cảm nhận ra sao?
2. Bạn phản ứng thế nào nếu được yêu cầu giữ vai trò quan trọng trong nhóm, nhưng bạn cảm thấy không đủ khả năng thực hiện? Có phải cách tốt nhất là từ chối? Bạn có thể giúp xác định cách bạn (và người khác) phù hợp nhất để theo đuổi các mục tiêu lớn hơn của nhóm?
3. Phép so sánh về cách cơ thể người hoạt động với các bộ phận khác nhau có giúp bạn hiểu rõ hơn về động lực làm việc của một nhóm hiệu quả? Tại sao có, tại sao không?
4. Ta có thể nhận ra những đóng góp của từng thành viên trong nhóm bằng cách nào, đặc biệt là những người, những vị trí không nổi bật?
Robert J. Tamasy
(Nguồn: CBMC International | Chuyển ngữ: Nguyên Ân | Biên tập: Thảo Phạm | Ảnh: Pixabay | Xem thêm: Xuất Ai Cập ký 35:30-25; II Sử ký 30:12; Nê-hê-mi 4:13-17; Mác 6:7; Công vụ 1:8)
THỬ THÁCH TRONG TUẦN
Hãy dành thời gian đánh giá bản thân về mức độ bạn hoạt động tốt thế nào khi là thành viên của nhóm? Bạn có được công nhận là một người hiệu quả, hay bạn thích hoạt động độc lập? Ngay cả khi tính cách của bạn là chỉ làm việc tốt nhất khi một mình; làm sao bạn có thể phấn đấu để trở thành thành viên mạnh mẽ hơn của nhóm khi cần?
Để được trợ giúp trong việc đánh giá điểm mạnh yếu của bạn khi là thành viên của nhóm. Hãy nhờ một người bạn đáng tin cậy, người cố vấn, đối tác, các thành viên nhóm CBMC của bạn… phản hồi giúp bạn.