Cạnh tranh – tất yếu khách quan
Ngày nay hầu như tất cả các nước trên thế giới đều thừa nhận, xem cạnh tranh là một tất yếu khách quan.
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa các nhà sản xuất, phân phối với nhau, hoặc giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng; khi nhà sản xuất muốn bán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, nhưng người tiêu dùng lại muốn mua với giá thấp. Cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) là chiến lược của DN đó với các đối thủ cùng ngành…
Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá), cạnh tranh phi giá cả (khuyến mãi, quảng cáo); cạnh tranh của DN 1 ngành, 1 quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng đòi hỏi thị trường, tạo việc làm, nâng cao thu nhập thực tế.
Như vậy, dù có nhiều khái niệm về cạnh tranh, nhưng tựu chung đều thống nhất ở các điểm:
- Mục tiêu cạnh tranh: Tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao vị thế DN trên thương trường, lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.
- Phương pháp thực hiện: Tạo và vận dụng lợi thế so sánh trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác.
- Thời gian: Trong bất kỳ thị trường hay sản phẩm nào, vũ khí cạnh tranh thích hợp thay đổi theo thời gian. Chính vì thế, cạnh tranh được hiểu là sự liên tục và cả quá trình.
Cạnh tranh không lành mạnh = tranh cạnh?
Là hành vi cạnh tranh trong quá trình kinh doanh, trái chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại cho DN hoặc có thể đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng. Để đánh giá được sản phẩm có sức cạnh tranh lành mạnh hay không, có thể dựa vào các yếu tố sau:
- Giá thành sản phẩm và lợi thế chi phí (khả năng giảm chi phí đến mức tối đa)
- Chất lượng sản phẩm và khả năng đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm của DN
- Các dịch vụ đi kèm.
Đối với Cơ đốc nhân và doanh nhân Cơ đốc, Sứ đồ Phao-lô dạy: “Thật, có vài người rao giảng Đấng Christ vì ganh tị và tranh cạnh, nhưng cũng có những người vì ý tốt mà rao giảng. Những người này rao giảng vì lòng yêu thương, biết rằng tôi được chỉ định để bênh vực Tin Lành; còn những người kia rao giảng Đấng Christ vì ích kỷ, không thành thật và tưởng rằng như thế sẽ gây đau khổ thêm cho sự xiềng xích của tôi. Nhưng có hề gì! Dù thế nào đi nữa, hoặc giả vờ hay thành thật thì Đấng Christ vẫn được rao giảng. Đó là điều tôi vui mừng, và sẽ còn vui mừng nữa!” (Phi-líp 1:15-18)
Mục sư – doanh nhân Joshua Le
(Ảnh: Unsplash)