Chia sẻ hay ‘khai trình’?
Jack nói: “Đúng đấy, gần đây hình như tôi dành quá nhiều thời gian cho việc tình nguyện, tôi phải lấy bớt ít thời gian của công ty cho việc này. Rồi tôi đem việc về nhà làm bù lại, nhưng sau khi chơi với con cái, ăn tối, trò chuyện với vợ… là đến giờ đi ngủ (…). Đơn giản là tôi không đủ thì giờ trong ngày”.
Art nhẹ giọng: “Nhưng Jack à, anh không nghĩ là anh đang lừa ông chủ và công ty anh bằng cách làm việc riêng vào lúc mà lẽ ra anh phải làm việc của mình đấy chứ?”. Chuck phụ họa: “Tôi đã làm công việc này lâu rồi, bắt đầu chỉ vài việc, rồi nó đòi hỏi phải làm nhiều hơn nữa… và tôi không thể nói không”. Jack đáp: “Đó đúng là những gì đã xảy ra với tôi. Và rồi anh làm gì?”. “Cuối cùng tôi nhận ra rằng tôi phải sắp xếp lại thì giờ của mình. Tôi vẫn làm việc thiện nguyện, nhưng chỉ khi tôi có thời gian và thường vào buổi tối hoặc vào cuối tuần thôi. Có lẽ anh cũng nên làm vậy”.
Jack biết Chuck đã đúng, anh nói: “Có lẽ tôi sẽ liên lạc với những người phụ trách tổ tình nguyện, yêu cầu họ tìm một người nào đó tiếp quản bớt công việc và trách nhiệm của tôi”.
Art reo lên: “Một ý kiến tuyệt vời! Anh sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều khi quân bình trong cuộc sống”. Jack đáp: “Cảm ơn các anh, tôi thật sự vui khi chia sẻ điều này với các anh!”.
Họ đang làm gì? Họ đang giúp nhau, và Jack vừa thực hiện trách nhiệm khai trình và nhận được lời khuyên đúng từ đồng nghiệp. Bạn đã từng “khai trình” với ai vấn đề của mình chưa?
Đừng chọn lang thang, cô độc thuộc linh
Chúa muốn chúng ta khai trình. Đức Chúa Trời không bao giờ muốn bạn “lang thang cô độc thuộc linh”. Hầu hết chúng ta đều cần một người nào đó đủ tình yêu để nhìn thẳng vào mắt chúng ta: “Tôi nghĩ đó không phải là quyết định sáng suốt”. Bạn luôn cảm nhận sức mạnh và sự bình an khi biết rằng một người nào đó yêu thương bạn, lưu tâm đến bạn và sẵn lòng nói sự thật khi bạn cần, thậm chí điều đó đôi khi làm bạn bị tổn thương.
Một nghiên cứu về Thánh Kinh cho biết một số nguyên tắc quan trọng về trách nhiệm khai trình như sau:
1. Chúng ta chịu trách nhiệm không chỉ với hành động, mà còn đối với thái độ của mình (I Sa-mu-ên 16:7)
2. Chịu trách nhiệm khai trình với người khác, nghĩa là ta phải tin cậy sự đánh giá và lời khuyên của họ dành cho ta (I Cô-rinh-tô 1:10).
3. Mỗi người đều phải tranh chiến với xu hướng tự nhiên: chống nghịch Đức Chúa Trời. Chịu trách nhiệm khai trình liên quan đến việc cho phép người khác bước vào sự tranh chiến ấy với chúng ta (Ê-phê-sô 5:21).
Cũng hãy xem xét 3 ví dụ sau đây từ sách Công vụ:
– Si-môn (8:9,18-24)
– Người tớ gái thành Phi-líp (16:16-40)
– Người thợ bạc thành Ê-phê-sô (19:1-41)
Trách nhiệm khai trình hướng ta đến việc làm điều đúng. Bởi vì giống Đấng Christ ở nơi làm việc không phải lúc nào cũng… thích thú. Một hợp đồng không được ký vì Cơ đốc nhân từ chối đưa hối lộ. Buôn bán thua lỗ vì Cơ đốc nhân khước từ việc nói dối khách hàng. Cơ hội thăng tiến vuột mất vì Cơ đốc nhân đặt ra những giới hạn ảnh hưởng đến đời sống Cơ đốc… Đôi khi để làm điều đúng đắn bạn phải trả giá!
‘Thực tập’ khai trình trước Chúa
Nhưng thật xứng đáng vì cuối cùng, chúng ta sẽ chịu trách nhiệm ‘khai trình trước Đức Chúa Trời’, Đấng sẽ xét xem thái độ, hành động của bạn ảnh hưởng đến con người, tài sản và lợi nhuận thế nào. Vậy nên ngay từ giờ, hãy học cách “khai trình” với anh em cùng đức tin của mình để có được những lời khuyên đúng.
Thái độ của chúng ta đối với việc khai trình cùng anh em mình phản ánh thái độ trong việc khai trình với Đức Chúa Trời. Nếu ta nổi loạn với chính Đấng tạo dựng và yêu thương mình, sao chúng ta có thể phục tùng người khác? (II Cô-rinh-tô 2:5-11)
Bạn có nhớ câu chuyện người trồng nho (Lu 20:9-19)? Việc Cơ đốc nhân có trách nhiệm giải trình liên quan đến thái độ của chúng ta với của cải vật chất, và ai thật sự là người làm chủ đời bạn.
Chúng ta là CHỦ HAY NGƯỜI LÀM CÔNG? Việc nói chúng ta muốn Chúa cai quản trên mọi tài sản của mình là một chuyện, còn việc sống theo nguyên tắc lại là chuyện khác.
Bạn đang “yêu mến con người và sử dụng tiền” hay đang “sử dụng con người và yêu thích tiền”? Có lẽ không có lĩnh vực khai trình nào được xem xét, nghiên cứu và khảo sát nhiều bằng lĩnh vực tiền bạc. Những vấn đề về việc sử dụng và lạm dụng tiền bạc thì nhiều vô số. Bạn đã kiếm tiền như thế nào? Tiền đó đâu hết rồi? Làm thế nào bạn có thể giữ được nhiều tiền hơn? Những nguy cơ của việc có hay không tiền là gì? Làm thế nào để tôi có thể sử dụng tốt hơn số tiền mình đang có?
Hiển Hy
(Ảnh: Unsplash)