Dù điều này có thể đúng ở một mức độ nào đó, nhưng nếu chỉ xem xét quan điểm riêng mình, ta sẽ bỏ lỡ một số ý tưởng và giải pháp tuyệt vời. Quan điểm mới hầu như luôn đến từ việc lắng nghe người khác. Việc chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người có suy nghĩ khác biệt sẽ mang lại năng lượng mới cho các vấn đề. Điều này cũng áp dụng cho thiết kế sản phẩm, hoạt động công ty và mọi thứ liên quan đến việc ra quyết định.
Dưới đây là một số lợi ích khi lắng nghe người khác:
1. Trở nên khách quan hơn:Thật dễ để ta chỉ lắng nghe đối tác của mình và tiếp tục đưa ra quyết định như mọi khi (tình trạng hiện tại).
2. Đánh giá lại quan điểm: Có thể có những điều ta coi là hiển nhiên, nhưng khi thực tế chúng chỉ là ý kiến của ta. Một người thách thức những niềm tin có thể khám phá ra những khả năng mới.
3. Phá vỡ thói quen cũ: Mời những góc nhìn mới vào quá trình ra quyết định có thể làm mọi thứ trở nên hỗn loạn, nhưng thúc đẩy ta chấp nhận rủi ro, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mình về lâu dài.
4. Tận dụng kinh nghiệm: Những ý tưởng từ ngoài lĩnh vực chuyên môn của ta có thể mang lại một số giải pháp sáng tạo nhất.
5. Phát triển tính linh hoạt: Buộc bản thân thử một điều gì đó mới sẽ đẩy ta ra khỏi vùng an toàn, đòi hỏi ta trở nên linh hoạt hơn.
6. Tạo ra những nhà lãnh đạo: Chủ động hỏi ý kiến nhân viên để họ biết rằng chúng ta muốn lắng nghe họ.
7. Tập trung vào những gì quan trọng: Lùi lại một bước, hỏi ý kiến người khác giúp ta nhìn mọi thứ dưới một góc độ mới.
Lời Chúa chép: “Kỷ cương của Đức Giê-hô-va là ngay thẳng, làm cho lòng vui mừng; điều răn của Đức Giê-hô-va là trong sáng, làm cho sáng mắt sáng lòng” (Thi thiên 19:8). Hãy làm quen với việc ở trên đỉnh đồi, quan sát xung quanh để có được góc nhìn tốt hơn về mọi vấn đề khác nhau. Tương tự, mỗi người đều có một vị trí, góc nhìn để nhìn nhận cuộc sống.
Góc nhìn đó có thể được định nghĩa là sự hiểu biết của ta về tầm quan trọng tương đối của mọi thứ. Quan điểm của ta sẽ ảnh hưởng đến cách ta nhận thức, phản ứng với thế giới xung quanh; nó ảnh hưởng đến thái độ của ta đối với các mối quan hệ, công việc, tiền bạc và chính cuộc sống. Những người khác có thể làm sắc nét thêm quan điểm của ta.
Chúa Jesus đã đề cập đến tầm quan trọng của việc có một quan điểm lành mạnh. Trong ‘Bài giảng trên núi’ nổi tiếng, Ngài đã thách thức sự hiểu biết của người nghe, mang đến cho họ cách nhìn mới về nhiều khía cạnh của cuộc sống. “Mắt là đèn của thân thể. Vì vậy nếu mắt con khỏe mạnh, toàn thân con sẽ đầy ánh sáng, nhưng nếu mắt con xấu, toàn thân con sẽ đầy bóng tối. Vậy nếu ánh sáng trong con là bóng tối, thì bóng tối đó lớn biết bao” (Ma-thi-ơ 6:22-23). Cách ta nhìn nhận mọi thứ không chỉ quan trọng, mà là rất quan trọng.
Nhưng làm sao ta biết quan điểm của mình có lành mạnh hay không như Chúa Jesus đã nói? Nếu hoàn cảnh cá nhân có thể ảnh hưởng đến quan điểm, ta có thể được hưởng lợi từ những người có cách nhìn khác. Ngoài ra, ta có Lời Chúa làm kim chỉ nam. Vua Đa-vít đã kinh nghiệm Lời Chúa là sự chỉ dẫn, làm sáng tỏ về tầm nhìn cho cuộc sống ta: “Lời Chúa là ngọn đèn cho chân con, là ánh sáng cho đường lối con” (Thi Thiên 119:105)
Câu hỏi suy ngẫm/thảo luận
1. Nếu ở vị trí lãnh đạo, bạn sẽ ra quyết định thế nào? Bạn thường dựa vào phán đoán của riêng mình, hay chủ động tìm kiếm ý tưởng, ý kiến đóng góp của người khác? Giải thích câu trả lời của bạn?
2. Bạn đã bao giờ làm việc cho hoặc với một người nào đó khăng khăng tự ra quyết định, không tham khảo ý kiến người khác và kết luận? Nếu có, điều đó khiến bạn cảm thấy thế nào? Nó có ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn về cách người đó coi trọng bạn, ý tưởng và hiểu biết của bạn?
3. Để có được quan điểm của người khác, điều cần thiết là lắng nghe tích cực những gì họ nghĩ và muốn nói. Trong số các lợi ích của việc lắng nghe người khác của tác giả bài viết, theo bạn lợi ích là nào quan trọng nhất?
4. Tác giả cho biết Kinh Thánh là hướng dẫn hữu ích để có và duy trì quan điểm đúng về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, bao gồm việc ra quyết định ở nơi làm việc. Bạn có đồng ý không, nếu có, theo những cách nào?
Philip W. Struble
(Nguồn: CBMC International | Nguyên Ân lược dịch | Ảnh: Pixabay | Xem thêm: Châm ngôn 11:14, 12:15, 15:22, 18:13, 19:20,27, 20;18, 24:5-6, 25:11, 27:17)
THÁCH THỨC TRONG TUẦN
Sẽ rất hữu ích nếu thỉnh thoảng ta tìm kiếm quan điểm của người khác, bao gồm cả việc họ có nghĩ quan điểm của ta là chính xác, cân bằng, hợp lý hay không.
Chọn một lúc nào đó trong tuần, hãy gặp một người bạn đáng tin cậy hoặc nhóm nhỏ của bạn, mời họ phản hồi về việc họ có coi bạn là người lắng nghe tích cực, chân thành, cởi mở với các quan điểm khác không? Tùy vào cách họ phản hồi, hãy quyết định xem quan điểm của bạn có nên điều chỉnh hay không.