Đáp: Đạo đức kinh doanh (ĐĐKD) là đề tài vẫn được bàn luận giữa vòng Cơ đốc nhân, Cơ đốc giáo. Cơ đốc nhân kinh doanh có đạo đức cần áp dụng các nguyên tắc Kinh Thánh vào công việc.
Đạo đức đơn giản là làm điều đúng, không trái với lương tâm, sống công chính – vốn là một trong số bản tánh của Đức Chúa Trời. Vì vậy, các nguyên tắc đạo đức theo Kinh Thánh là đúng đắn, chuẩn mực, dành cho con dân Chúa không chỉ trong việc kinh doanh, mà cả trong đời sống thường nhật. Có 3 nguyên tắc cơ bản cần lưu ý:
1. Động cơ
Đạo đức thể hiện qua động cơ và hành vi. Một người kinh doanh đúng quy định nhưng với động cơ sai trật thì sao? Lời Chúa đề cập đến vấn đề này qua Bài giảng trên núi (Ma-thi-ơ 5:17-7:29). Theo đó, động cơ kinh doanh của tín hữu vẫn luôn là nhận biết Chúa trong mọi việc mình làm:
+ “Làm bất cứ việc gì, hãy làm tất cả vì vinh quang của Đức Chúa Trời” (I Cô-rinh-tô 10:30-31)
+ “Bất cứ điều gì anh em nói hay làm, hãy thực hiện mọi sự trong danh Chúa là Đức Chúa Jêsus, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha” (Cô-lô-se 3:17)
+ “Phải yêu người lân cận như chính mình” (Ma-thi-ơ 22:40)
“Người lân cận” ở nơi buôn bán chính là đối tác, khách hàng… cần xem họ là những người được tạo dựng theo ảnh tượng của Chúa, có giá trị trước mặt Ngài. “Yêu người lân cận như chính mình” là đặt mình vào tình cảnh của họ, làm đúng trong mọi giao dịch, mua bán.
2. Thẩm quyền
Đối với Cơ đốc nhân, mọi công việc, kể cả kinh doanh cơ bản là công việc Chúa ban cho. Nên trong mọi việc luôn cần đức tin và cam kết của mình với chính Chúa.
Như viên đội trưởng trong Lu-ca 7:1-10, Cơ đốc nhân làm kinh doanh nên tự xét mình bằng hỏi câu hỏi: “Tôi kinh doanh dưới thẩm quyền của ai?”, với thái độ nhận biết Đức Chúa Trời tạo dựng và sở hữu muôn vật (Thi Thiên 50:10-12) “thế gian và muôn vật trong đó đều thuộc về Ta”, kể cả tiền bạc, tài nguyên, khả năng kinh doanh của ta.
Con dân Chúa dĩ nhiên ở dưới thẩm quyền của Chúa, mọi điều ta làm, mọi thứ ta có đều từ Chúa, thuộc về Ngài, ta chỉ là quản gia cho Ngài mà thôi (Ma-thi-ơ 25:14-30)
3. Quản gia
Người Tin Lành kinh doanh cần hiểu rằng mình kiếm tiền qua việc phục vụ nhu cầu người khác, kể cả giúp đỡ, hỗ trợ họ về thể chất lẫn tinh thần.
Nhưng nếu cho rằng tiền là mục đích, mục tiêu cuối cùng của kinh doanh, ta dễ làm nô lệ cho Ma-môn (Ma-thi-ơ 6:24). Hơn thế, người Tin Lành được kêu gọi quản lý tiền bạc, tài sản Chúa giao cách trung tín (Sáng thế 1:26-30, 2:15-22; Lu-ca 16:1-13; I Phi-e-rơ 4:10-11; Lu-ca 12:13-21; Ma-thi-ơ 6:19-21; Ma-la-chi 3:6-10)
Tóm lại, cần kinh doanh trung thực, siêng năng (Châm ngôn 6:6-10), tận dụng thì giờ, tài năng, tiền bạc để làm vinh hiển Danh Chúa; sống bày tỏ Phúc Âm cho mọi người qua mọi ngành nghề Chúa kêu gọi, đặt để.
Khi ta sống công chính, làm điều phải theo chuẩn mực Kinh Thánh, Danh Chúa được vinh hiển. Ta được phước để trở thành nguồn phước cho bản thân, gia đình, công ty, nhà máy, xí nghiệp, Hội Thánh, thành phố, đất nước mình.
Muối & Ánh Sáng
(Thao khảo: Dưỡng linh – HTTL Sài Gòn // Ảnh: Pixabay)