Hết sức tò mò, vị tỷ phú lại gần: – Cháu đang làm gì vậy? Cậu bé đáp: – Cháu đang dẫn đường cho đàn kiến! Vị tỷ phú bật cười thú vị: – Có con kiến nào cần cháu dẫn đường mới có thể đi cơ chứ?
Cậu bé chỉ vào một con kiến, nghiêm túc: – Ông thấy không, chú kiến này đang bị lạc đàn, cô đơn, hoảng hốt đi tìm các bạn mãi mà không thấy nên cháu cần phải giúp nó tìm được đường về tổ, nếu không, một người qua đường nào đó lỡ giẫm chết nó thì tội lắm.
Nói xong, cậu bé tiếp tục dùng nhánh cỏ đẩy con kiến tiến về phía trước, từng chút một… Cuối cùng chú kiến đã tìm được đàn. Gặp lại các bạn, con kiến nhỏ và cả đàn của nó dường rất vui mừng, lăng xăng chạm râu chào nhau rồi nó theo đàn về tổ an toàn!
Vị tỷ phú hết sức ngạc nhiên, cảm động, nhận ra tiềm năng của cậu bé có thể bắt đầu từ việc nhỏ nhất: cứu giúp một chú kiến lạc đàn. Và điều ý nghĩa hơn cả, đó là cậu bé đã kiên trì dẫn dắt từng chút một, thay vì tóm lấy, bỏ thẳng chú kiến vào tổ.
Ngày nọ, vừa đến cửa công ty, vị tỷ phú gặp một phụ nữ dắt theo đứa con nhỏ khoảng 7-8 tuổi, cô khóc: – Chồng tôi ốm nặng, tôi lại vừa thất nghiệp nên vô cùng khó khăn. Mong ông thương xót, giúp đỡ…
Nếu như trước đây ông sẽ lập tức cho tiền người phụ nữ, nhưng hôm nay ông hỏi: – Công việc trước đây của cô là gì? – Tôi làm cho một ngân hàng, nghề kế toán. Vị tỷ phú mắt sáng lên: – Được, tôi sẽ nhận cô vào bộ phận tài chính của công ty. Cô được ứng trước tiền lương để giải quyết khó khăn trước mắt.
Và lòng tốt của vị tỷ phú đã được đền đáp, ông có được một kế toán tài chính trung thành, luôn làm việc hết sức mình, góp phần giúp doanh nghiệp ngày càng mở mang.
Trong buổi tiệc Giáng Sinh, người phụ nữ xúc động cảm ơn ông chủ đã cho mình ‘chiếc cần câu’ chứ không phải ‘con cá’ trong lúc khốn cùng. Vị tỷ phú mỉm cười: – Tôi cũng cảm ơn khả năng và nhất là sự chăm chỉ của cô.
Đáp ứng nhu cầu vật chất hay ‘cho con cá’ có thể giúp nhiều người giải quyết các vấn đề cấp bách tại thời điểm đó. Nhưng khi ‘ăn’ xong con cá họ lại tiếp tục túng thiếu. Chưa kể không ít người mang tâm lý ỷ lại, lười biếng, phụ thuộc vào người khác…
Sự thay đổi trong cách giúp của vị tỷ phú đã gián tiếp thay đổi cuộc đời đứa bé ‘giúp kiến’ và người phụ nữ. Người Việt có câu ‘của cho không bằng cách cho’, cách ta giúp người thể hiện nhân cách, phẩm giá, trí tuệ và tầm nhìn của mình.
‘Dẫn đường cho kiến’ là chuyện nhỏ, nhưng dẫn đường cho lòng thương xót, niềm tin lại là việc lớn, giúp người khác có được cơ hội đánh thức trí tuệ, tiềm năng, tự tạo ra sức mạnh để đứng lên, thay đổi hiện trạng và cả ‘số phận’ của bản thân.
Lời Chúa dạy: “Bất cứ điều gì các con muốn người ta làm cho mình, hãy làm điều đó cho họ” (Ma-thi-ơ 7:12)
Thảo Phạm St.
(Ảnh: Vulcan, Closeler, Kinder Care)