Với diện tích chỉ trên 20.000km2, trong đó 70% là sa mạc, còn lại là đồi núi, đá trọc, khí hậu khắc nghiệt. Thế nhưng người Israel đã tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp để tạo ra ‘phép màu trên sa mạc’.
Tận dụng năng lượng mặt trời thay vì phá rừng, đào khoáng sản
Israel sản xuất điện năng lượng mặt trời – nguồn năng lượng sạch, bền vững – cho sản xuất và tiêu dùng, giải pháp cho nông nghiệp, tránh nạn phá rừng, sa mạc hóa…
Vào những năm 1960, công ty Netafim của Israel đã phát minh ra công nghệ tưới nhỏ giọt, tiết kiệm được nguồn nước quý hiếm trên sa mạc.
Israel có nhiều loại rau củ quả nổi tiếng, trong đó có cà chua anh đào, được tìm thấy trong các cửa hàng rau quả khắp thế giới. Giống cà này được trồng ở sa mạc Negev, có độ ngon ngọt gấp 2-3 lần so với các loại cà chua khác, còn sản lượng lại gấp 3-4 lần so với thế giới.
Ngoài ra, Negev còn có các vườn ô-liu và đồn điền trái cây, rau củ quả cực ngon do khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước và kỹ thuật trồng tưới đặc biệt. Chưa hết, sa mạc Judean phía Bắc Biển Chết, nông nghiệp còn phát triển hơn rất nhiều, nông dân sử dụng khoáng chất tự nhiên từ Biển Chết, giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu khắp nơi và chất lượng thuộc hàng ‘top’ thế giới.
Cá bơi trên sa mạc
Israel cung cấp cá cho hàng trăm triệu người trên thế giới mỗi năm, trong khi nhiều quốc gia đang đau đầu vì điều kiện vì bị giới hạn bởi điều kiện tự nhiên và nguồn nước. Trong khi đó, sa mạc của Israel không chỉ được sử dụng để trồng tỉa, mà còn để nuôi trồng thuỷ sản với các trang trại cá lớn, mang lại nguồn thu cho đất nước này.
Hệ thống nuôi cá trên sa mạc Israel có hàm lượng muối cao, là điều kiện tốt để nuôi cá biển và cá nước lợ. Họ sử dụng một loại vi khuẩn làm sạch bể nuôi và chất thải trong ao mà không cần thay nước. Cá biển của Israel có chất lượng cao và ổn định, xuất khẩu khắp các nước trên thế giới, chủ yếu là châu Âu.
Nhà khoa học cũng là nhà nông
Israel kết hợp, phát triển khoa học kỹ thuật và nông gia, mang tính cộng đồng rất cao. Nhiều nhà khoa học cũng chính là nông dân hoặc nhà tư vấn trực tiếp cho nông dân.
Các trung tâm hoặc các ‘Làng nông nghiệp’ (Kibbutz) đều có phòng nghiên cứu khoa học của các Viện. Các giống cây mới, các nghiên cứu về hệ thống nhà kính… được thử nghiệm với các hộ nông dân bằng nguồn vốn hỗ trợ của hệ thống tài chính hoặc từ quỹ của các Viện trước khi triển khai đại trà.
Israel là nước có mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học lớn nhất thế giới với gần 100 triệu USD/năm, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng nông nghiệp quốc gia. Các nhà khoa học không chỉ liên tục nghiên cứu về hạn hán, về thực vật… tạo ra các giống rau và cây trồng mới, cho năng suất, chất lượng cao bằng các biện pháp kiểm soát sinh học, chống sâu bệnh mà ít hoặc không dùng hóa chất.
Chỉ với 2,5% dân số làm nông, nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu khoảng 3,5 tỷ USD nông sản – một trong số nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Ngoài trồng trọt, Israel còn nổi tiếng với chăn nuôi bò sữa cho năng suất cao nhất thế giới, chất lượng sữa vào loại tốt nhất với lượng đạm và béo hơn hẳn các loại sữa khác.
Tóm lại, các nghiên cứu, đổi mới của Israel về nông nghiệp giờ đã được cả thế giới biết đến, học hỏi, nhân rộng ra cho nhiều nơi khô cằn khác trên thế giới; và Israel trở thành cường quốc công nghiệp, khiến các quốc gia lớn phải thán phục.
Công nghệ tưới nhỏ giọt và canh tác qua điện thoại thông minh
Israel từ lâu đã sử dụng công nghệ cho nông nghiệp như từ tưới nhỏ giọt, canh tác qua điện thoại thông minh. Mới đây, theo ước tính của chính phủ Israel, nông nghiệp nước này có tiềm năng xuất khẩu hơn 1 tỷ USD/năm.
SupPlant – công ty toàn cầu với công nghệ IoT (Internet of Things) cho nông nghiệp từ lâu đã phát triển hệ thống tưới tiêu tự trị, cung cấp nước và ‘thức ăn’ cho cây theo nhu cầu của chúng. Cứ sau 10 phút, thuật toán sẽ phân tích dự báo thời tiết và thu thập dữ liệu bởi hệ cảm biến trong đất, thân và trái cây để quyết định cung cấp vừa đủ lượng nước cho cây, thông qua ứng dụng điện thoại thông minh với các dữ liệu liên quan tưới tiêu và dự báo thời tiết.
Nhà tiên phong phát minh người Israel – Rafi Mehudar – cho biết công nghệ Netafim đã nuôi sống hàng tỷ người, đã được nhân rộng khắp thế giới. “Công nghệ duy nhất làm tăng đáng kể nguồn cung cấp thực phẩm, giúp giải cứu phần lớn nhân loại khỏi nạn đói trong hiện tại và tương lai”.
Nguyện Chúa ban phước cho nông nghiệp Israel, với ngày càng nhiều phát minh giảm thiểu tác động tiêu cực lên bầu khí quyển chung của thế giới; giúp một lượng lớn rau củ quả Israel xuất khẩu đi khắp thế gian.
* Lời tiên tri của Chúa cho Israel những ngày cuối: “Ta sẽ làm cho các thành có dân ở và những nơi đổ nát sẽ được tái thiết. Đất hoang vu sẽ được cày cấy thay vì bị bỏ hoang trước mắt mọi người đi qua. Chúng sẽ nói rằng: ‘Đất hoang vu nầy đã trở nên như vườn Ê-đen; những thành đổ nát, hoang vu và điêu tàn, bây giờ đã được trùng tu và có dân ở!’. Bấy giờ, các dân tộc còn sót lại chung quanh các ngươi sẽ biết rằng Ta, Đức Giê-hô-va, đã xây dựng lại nơi bị tàn phá và trồng lại nơi bị phá hủy. Ta, Đức Giê-hô-va, đã phán và sẽ thực hiện điều đó” (Ê-xê-chi-ên 36:33-36). Hallelujah!
Muối & Ánh sáng tổng hợp
(Nguồn: Trí thức trẻ, Nông nghiệp, Vì Israel Quốc tế & CafeF; Ảnh: Haaretz, BBC)