Pi là gì? Phát minh hay trò lừa đảo?
Pi là một loại tiền điện tử (cryptocurrency) tương tự như Bitcoin, Stellar Coin… mới xuất hiện và phổ biến ở VN thời gian gần đây. Nhưng đã bị ‘ném đá’ rất dữ, nên hôm nay mình xin phép chia sẻ một vài quan điểm cá nhân. Mình là Vũ Thế Anh – nghiên cứu sinh ở Mỹ. Mình biết đến Pi khoảng 1 năm trước, qua vị giáo sư kinh tế người Việt đang giảng dạy tại San Francisco – anh Nga Ho-Dac.
Giáo sư Nga Ho-Dac vẫn tiếp tục lan tỏa Pi và gần như chưa bao giờ ngừng nghỉ. Nhóm đào của mình không nhiều, nhưng cũng đủ để tạo nên một cộng đồng nhỏ để mọi người hỗ trợ lẫn nhau. Mình cũng ‘cắm Pi node’ 24/7 từ tháng 5/2020, và hiện cũng đang được test blockchain.
Lý do đầu tiên mình quan tâm đến Pi là vì người đứng đầu là Tiến sĩ Nicolas Kokkalis, đang giảng dạy trực tiếp tại Đại học Stanford. Trang thông tin chính thống của Stanford cũng đưa ra bài viết về Pi khi nó vừa ra đời. Không đời nào Stanford lại cho phép một người đang đứng trên bục giảng phát triển một hệ thống lừa đảo trên toàn cầu, điều này sẽ hủy hoại hoàn toàn danh tiếng lâu đời của Stanford.
Về ‘cha đẻ’ của Pi – Tiến sĩ Nicolas Kokkalis
Nói về tài chính thì Tiến sĩ Nicolas Kokkalis từng là CTO (Chief Technology Officer) của StartX – một công ty hỗ trợ khởi nghiệp dưới sự bảo trợ của ĐH Stanford – vốn hóa hàng triệu đô-la. Ông từ bỏ vị trí này năm 2018 để dồn toàn bộ tâm huyết vào Pi. Thực tế, Nicolas thừa khả năng tự kiếm tiền chân chính chứ không cần đánh đổi danh dự và công sức vào mấy khoản lặt vặt như chạy quảng cáo, bán thông tin… Mình nói lặt vặt vì con số triệu người (cũng mới đạt gần đây) là quá nhỏ, có thể nói vô giá trị nếu đặt trong bối cảnh mà Facebook hay Google đã vét sạch thông tin người dùng trên toàn cầu.
Nhân nói về vấn đề thông tin cá nhân, thì Pi không tự thực hiện KYC (Know Your Customer – xác minh khách hàng của bạn), mà nó hiện đang KYC qua công ty thứ 3 là Yoti. Pi thậm chí phải trả phí cho Yoti để họ thực hiện KYC cho người đào Pi đủ chuẩn. Yoti là công ty uy tín có trụ sở tại Anh với những dự án hợp tác với chính phủ. Thông tin người dùng được mã hoá hoàn toàn, không thể tiếp cận bởi bên thứ 3.
Pi không mới, & vẫn đang xây dựng dựa vào cộng đồng
Mình cũng nghiên cứu từng chữ trong thông cáo của Pi, nghiên cứu sự khác biệt giữa thuật toán SCP (Stellar Consensus Protocol) của Pi so với POW (Power of Work) của BTC (Bitccoin) hay ETH (Ethereum, Ether); cũng đã ‘đào Pi’ hơn 1 năm và cắm Pi node 24/7 gần 10 tháng. Pi đang phát triển Blockchain (‘Cuốn sổ cái’ – hay hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin – block – liên kết nhau nhờ mã hóa) dựa trên thuật toán SCP, tương tự như đồng XLM (Stellar Coin hay Stellar Lumens & Bitcoin) nhưng cải tiến hơn về nhiều điểm. Hiện tại đang test với 6.500 active nodes, và mong muốn hướng tới hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn nodes khi lên mainnet (thuật ngữ kỹ thuật phổ biến, sử dụng trong thế giới tiền điện tử để biểu thị các mạng Blockchain sở hữu các chức năng quan trọng).
Nếu làm được điều này, Pi network sẽ có tốc độ xử lý có thể lên đến vài nghìn giao dịch trên giây, vượt xa BTC và ETH. Hiện tại việc click vào app hàng ngày là để chứng minh bạn không phải robot và claim rewards, rewards hợp lệ sau đó sẽ chuyển thành Pi coin khi lên main-net, chứ không có đào Pi coin trên di động gì đâu. Core team cũng đã thông báo cuối năm sẽ lên mainnet, và với những kết quả của Test net trong thời gian gần đây, mình tin mục tiêu này hoàn toàn khả thi.
Pi & khát vọng trao đổi hàng hóa không biên giới
Các nước trên thế giới như Mỹ, Đức, TQ.. vẫn đang âm thầm đào Pi, theo dõi sự phát triển của Pi. Ai không quan tâm hay không thích Pi thì họ cũng kệ, hơi đâu mà cố trở thành ‘dũng sĩ diệt Pi’, khai sáng cho nhân loại… Còn người Việt mình xưa giờ vẫn vậy, cái gì thấy ‘hot’ quá thì sẽ tìm mọi cách dìm, dựa trên những nhận định cá nhân mơ hồ hoặc những bằng chứng không xác thực, mục đích cũng chỉ để câu view, like, và thỏa mãn lòng đố kỵ của bản thân – đại loại kiểu như cậu không giàu lên được đâu, đừng mơ, đơn giản vì tớ cũng… đang nghèo!
Cuối cùng, Pi không hướng đến giá trị như BTC. Core team không hề muốn Pi có giá hàng chục nghìn $ nhưng chỉ là digital gold (vàng điện tử), hoặc stock (cổ phiếu), bị thao túng bởi cá mập và bay nhảy như chim. Pi muốn thực sự là đồng tiền điện tử đầu tiên được sử dụng để giao dịch, trao đổi hàng hoá không biên giới, và giá trị của Pi sẽ do nền kinh tế tự quyết định.
Sơ sơ phản biện một vài ý nhỏ vậy thôi. Ai đã ‘đào’ thì hãy vẫn tiếp tục ‘đào’ cho đến cuối năm nay, và đừng quên làm tốt công việc của mỗi người trong cuộc sống đời thường. Nếu có thêm thời gian thì có thể lan tỏa, giải thích về bản chất của dự án Pi cho những ai có tinh thần cầu tiến, sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu cái mới. Còn những người bảo thủ với quan điểm riêng họ thì ta cũng nên tôn trọng, không nên tranh luận quá gắt hay lăng mạ nhau!
Vũ Thế Anh
(Ảnh: Trade VN, VNN, Unsplash)
Người tham đặt mục đích sống là giàu có, rằng tiền bạc mang lại hạnh phúc, giúp đời sống ý nghĩa hơn… Nhưng người tin cậy Đức Chúa Trời làm việc để kiếm tiền, thậm chí có thể kiếm nhiều tiền, nhưng coi tiền bạc là phương tiện Chúa ban để phục vụ mục đích của Ngài: được phước để trở thành nguồn phước. Và Chúa dạy: “Hãy cẩn thận và hãy giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì sự sống con người không trị giá bằng có nhiều của cải” (Lu-ca 12:15) – Muối & Ánh sáng.