* Vượt lên khủng hoảng covid
Ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế của WB nhận định: “VN gần như độc nhất vô nhị trong khủng hoảng covid!”.
VN đã kiểm soát tốt dịch bệnh với số ca lây nhiễm và tử vong ở mức tối thiểu (chỉ vài ca lây nhiễm mới trong cộng đồng kể từ giữa tháng 9/2020). Và cho dù có giãn cách xã hội, có đối diện suy thoái kinh tế toàn cầu chưa từng có, kinh tế VN vẫn tăng trưởng 2,8% năm 2020. Tuy thấp hơn so với những năm gần đây, nhưng VN vẫn nằm trong vùng tăng trưởng dương, trong khi kinh tế thế giới dự kiến suy giảm ít nhất 4%; trong khi Đông Á chỉ có Trung Quốc và Myanmar dự kiến GDP dương trong năm nay.
Lý giải điều này, ông Morisset cho rằng VN không chỉ kiềm chế được đại dịch, mà chính phủ còn linh hoạt trong các chính sách tài khóa, tiền tệ, tháo gỡ khó khăn khu vực tư nhân, đẩy mạnh phục hồi. Trong 9 tháng đầu năm 2020, giải ngân đầu tư công đã tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
Khu vực kinh tế đối ngoại, VN dự kiến đạt mức xuất khẩu lớn nhất từ trước tới nay, dự trữ ngoại hối tăng… dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ vào VN thay vì TQ đã bù đắp thất thu ngoại tệ do du lịch suy giảm và kiều hối thu hẹp. Báo cáo cho biết các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục dịch chuyển hoạt động sản xuất sang VN.
* Triển vọng đầy lạc quan
Ông Morisset cũng cho biết trong thời gian tới, triển vọng của VN sẽ càng tích cực hơn khi nền kinh tế được dự báo tăng trưởng mức # 6,8% năm 2021, và sẽ ổn định quanh mức 6,5% các năm tiếp theo. Dự báo này dựa trên giả định covid sẽ tiếp tục được kiểm soát tốt, vắc-xin hiệu quả…
Cũng theo WB, nông nghiệp dự kiến sẽ phục hồi kể từ sau dịch ‘cúm heo’ (quý I/2020) và bão lũ cuối năm 2020. Các ngành dịch vụ tiếp tục khôi phục nhờ gỡ bỏ giãn cách xã hội, sức cầu tăng ở tầng lớp trung lưu. Các biện pháp kích cầu du lịch sẽ từng bước được gỡ bỏ, phục hồi.
Các ngành chế tạo, chế biến sẽ khởi sắc khi kinh tế Mỹ và EU khôi phục; xuất khẩu tăng, các hiệp định mới của khu vực được thông qua, cộng hưởng và hình thành giữa các công ty đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước.
* Cần hợp tác công-tư để thu hút đầu tư
Dù vậy, quy mô và thời gian hoành hành của đại dịch và tác động kinh tế khó có thể dự đoán. Một kịch bản xấu được đưa ra: trường hợp thế giới và có thể cả VN phải tái hứng chịu những làn sóng covid mới; phục hồi sẽ ở mức thấp hơn; tăng trưởng, củng cố tài khóa sẽ diễn ra chậm hơn…
Cũng theo WB, tuy củng cố tài khóa là cần thiết để duy trì nợ công ở mức bền vững, nhưng các cấp thẩm quyền vẫn cần cải thiện kết quả thu ngân sách để đảm bảo nguồn thu chi cho cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội… rất cần trong thập kỷ tới.
Bên cạnh đó các mục tiêu tài khóa cũng cần được hỗ trợ, nâng cao chi tiêu ngân sách từ trung ương tới địa phương; cơ chế phân cấp quản lý ngân sách cần được sửa đổi. Ngoài ra, kết hợp hợp tác công-tư để thu hút vốn, nâng chất dự án, chuyển giao công nghệ, cải thiện quản lý…
Tóm lại, đi đến cuối cùng ngoảnh đầu nhìn lại mới thấy tất cả đều đã được Chúa an bài; con người dù thông minh, tài giỏi đến đâu nếu chỉ cậy sức mình, không tìm cầu, nương dựa vào Chúa sẽ không thể thắng được ‘Thiên ý’. Mọi cố gắng tuy không phải đều vô ích, nhưng đó cũng chỉ là ‘thuận Thiên’.
Đức Chúa Trời hứa: “Những sự [khó khăn], cám dỗ đến cho anh em chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự [khó khăn, khủngb hoảng], cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được” (I Cô-rinh-tô 10:13)
Muối & Ánh sáng
(Tham khảo: WB, thoibaotaichinhvn; Ảnh: Unsplash)